Tìm tài liệu

Tthac sy luat chuyen nganh luat kinh te

Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế

Upload bởi: mafiawar165

Mã tài liệu: 227017

Số trang: 60

Định dạng: docx

Dung lượng file: 108 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành dịch vụ phân phối là ngành kinh tế quốc dân quan trọng, không chỉ ở việc chiếm tỉ lệ 13 – 14% GDP cả nước, mà còn ở ý nghĩa kinh tế - xã hội khi nó là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Với vai trò chi phối mạnh mẽ các ngành sản xuất công – nông nghiệp, ngành dịch vụ phân phối có ý nghĩa quan trọng trong an ninh kinh tế quốc gia.

Hiện nay, có một thực tế là hệ thống phân phối của Việt Nam đang bị đánh giá là rất yếu kém về tài chính, quản lý, thiếu chuyên môn, thiếu sự liên kết, và rất dễ bị tiêu diệt bởi các tập đoàn phân phối khổng lồ của thế giới trong cạnh tranh ngay trên sân nhà, thì sự quan tâm của Nhà nước và xã hội lại hoàn toàn chưa tương xứng mà biểu hiện cụ thể nhất là các quy định của pháp luật về lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và hạn chế.

Hơn thế nữa, sự phức tạp và tỷ lệ 85% của kênh phân phối truyền thống (chợ và tiệm tạp hóa nhỏ) trong hệ thống phân phối khiến nhiều ý kiến lo ngại rằng gia nhập WTO, ngành phân phối non trẻ của Việt Nam sẽ là ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cạnh tranh và có thể sẽ bị nuốt chửng bởi các tập đoàn khổng lồ của thế giới.

Tuy nhiên, ngay cả khi phải đối mặt với những khó khăn đó, không một chuyên gia kinh tế nào phủ định được những mặt, những khía cạnh tích cực mà tự do hóa thương mại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng và xã hội. Chấp nhận tự do hóa, chấp nhận cạnh tranh nghĩa là chấp nhận một cơ chế minh bạch và bình đẳng trước pháp luật trong gia nhập thị trường nhưng không đồng nghĩa với chấp nhận sự lạm dụng vị thế kẻ mạnh (chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài) để chèn ép kẻ yếu (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước), từng bước khống chế rồi thống trị thị trường.

Đứng trước hoàn cảnh thực tế nhiều mâu thuẫn như vậy, một chính sách vĩ mô cho ngành dịch vụ phân phối cần được nghiên trên cơ sở những tư tưởng cơ bản thể hiện trong các quy phạm pháp luật hiện hành đang điều chỉnh ngành thương mại này, và so sánh với các nội dung chủ yếu trong các cam kết WTO của Chính phủ ta ở lĩnh vực này. Hơn thế nữa, việc hình dung và khái quát hóa một lộ trình phát triển [quy luật phát triển nội tại] của chúng [các quy phạm pháp luật] trong thời gian tới trên cơ sở nỗ lực duy trì sự cân bằng lợi ích kinh tế, bằng các điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật, giữa tự do thương mại và bảo hộ hay an ninh kinh tế quốc gia không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có giá trị thực tiễn quan trọng.

2. Tình hình nghiên cứu về đề tài

Hiện tại, các nghiên cứu về luật thương mại rất phong phú, tập trung ở rất nhiều chủ đề: quy chế thương nhân, hành vi thương mại, hợp đồng mua bán hàng Tuy nhiên, riêng đối với lĩnh vực phân phối mới chỉ có một số nghiên cứu nhỏ, được thể hiện dưới hình thức những bài báo trên một số tạp chí khoa học pháp lý của các tác giả. Tương tự, có rất nhiều các nghiên cứu tổng quát về các vấn đề pháp lý trong việc gia nhập WTO cũng như các cam kết của Chính phủ cũng như tác động của nó đến hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu riêng, cụ thể về lĩnh vực phân phối. Bên cạnh đó, đối với một số chuyên mục của đề tài như franchising, đại lý mua bán hàng hóa, hiện đã có luận văn thạc sỹ luật học và khóa luận tốt nghiệp đề cập, chẳng hạn, luận văn “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” của học viên Nguyễn Thị Minh Huệ bảo vệ năm 2005 tại Đại học Luật Hà Nội ( luận văn này viết vào thời điểm Việt Nam chưa gia nhập WTO).

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ các nội dung của tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối theo yêu cầu WTO; đánh giá đúng thực trạng pháp luật về thương mại dịch vụ phân phối và phân tích tác động của các cam kết WTO đối với sự điều chỉnh pháp luật về thương mại dịch vụ phân phối ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích nói trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

- Làm sáng tỏ nội dung của tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối theo các yêu cầu của WTO.

- Phân tích nội dung các cam kết WTO của Việt Nam về thương mại dịch vụ phân phối.

- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ phân phối.

- Phân tích sự tác động của các cam kết WTO của Việt Nam về thương mại dịch vụ phân phối đối với sự điều chỉnh pháp luật về thương mại dịch vụ phân phối.

4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng trong luận văn là các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, so sánh, lịch sử, khảo sát, thống kê.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người nghiên cứu, học tập về vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối và tác động của các cam kết WTO của Việt Nam về thương mại dịch vụ phân phối đối với sự điều chỉnh pháp luật về thương mại dịch vụ phân phối.

6. Cơ cấu của luận văn

Cơ cấu luận văn bao gồm 4 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và phụ lục.

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung, bao gồm 2 chương:

Nội dung chương 1 về tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối theo các yêu cầu của WTO và các cam kết của Chính phủ Việt Nam . Chương 1 tập trung làm rõ vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối trong tình hình hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam . Chương 1 nhấn mạnh về tính hiện thực của tự do hoá thương mại từ thương mại hàng hoá đến thương mại dịch vụ như một xu hướng tất yếu thể hiện qua Hiệp định thương mại tự do về dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới WTO – Hiệp định GATS. Chương 1 cũng đặt trọng tâm phân tích những cam kết chung của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ và phân phối từ góc độ quan điểm lập pháp và chính sách thương mại.

Nội dung chương 2 về thực trạng pháp luật Việt Nam và tác động của các cam kết WTO và xu hướng phát triển của quy phạm pháp luật đối với ngành thương mại dịch vụ phân phối. Chương 2 dành cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng pháp luật Việt Nam (trước khi gia nhập WTO và sau khi gia nhập WTO) về ngành dịch vụ phân phối nói chung và từng lĩnh vực của phân phối nói riêng như: dịch vụ đại lý ủy quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, franchising. Trên cơ sở những phân tích về hiện trạng, đối chiếu với quy định của WTO, chương 2 tập trung vào việc phát hiện những nét thay đổi của các quy phạm pháp luật để chỉ ra sự tác động của các cam kết WTO và xu hướng phát triển của các quy phạm pháp luật ngành dịch vụ phân phối nói chung.

Phần 3: Kết luận

Kết luận của đề tài được rút ra và tóm tắt từ những kết quả nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2.

Phần 4: Phụ lục

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế
  • Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Luận án tiến sỹ Quản lý nhà nước bằng pháp ...

Upload: linhle

📎 Số trang: 225
👁 Lượt xem: 527
Lượt tải: 19

Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình ...

Upload: nhomvictory

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 551
Lượt tải: 19

Luật Kinh Tế PHẦN CÔNG TY

Upload: whatdididonow01

📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Tài liệu ôn thi luật kinh tế

Upload: banvatoipy

📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 821
Lượt tải: 23

Luận văn Bảo vệ cổ đông thiểu số Luận văn TN ...

Upload: kiemcom1

📎
👁 Lượt xem: 454
Lượt tải: 18

Trắc nghiệm luật kinh tế phần phá sản

Upload: baoduyen92

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 419
Lượt tải: 16

Trắc nghiệm luật kinh tế phần phá sản

Upload: Cuongf10

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1156
Lượt tải: 16

Luật bảo hiểm y tế

Upload: dangkhoa_21

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 543
Lượt tải: 17

Bài tập luật cạnh tranh pháp luật Việt Nam ...

Upload: haihoa79

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 612
Lượt tải: 20

Luật đất đai 1993 là đạo luật của nền kinh ...

Upload: trangiaan

📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ...

Upload: sunflower_angel247

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 556
Lượt tải: 16

Phân định thanh tra hành chính thanh tra ...

Upload: duy2607

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 464
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế

Upload: mafiawar165

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 276
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dịch vụ phân phối là ngành kinh tế quốc dân quan trọng, không chỉ ở việc chiếm tỉ lệ 13 – 14% GDP cả nước, mà còn ở ý nghĩa kinh tế - xã hội khi nó là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Với vai trò chi docx Đăng bởi
5 stars - 227017 reviews
Thông tin tài liệu 60 trang Đăng bởi: mafiawar165 - 19/04/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 19/04/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tthạc sỹ luật chuyên ngành luật kinh tế