Mã tài liệu: 245537
Số trang: 62
Định dạng: doc
Dung lượng file: 268 Kb
Chuyên mục: Luật
Đề tài: Tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm xã hội của Việt Nam và Singapore.
LỜI MỞ ĐẦU
Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có viết: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người .". Và bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống an sinh xã hội. Có thể nói, không có bảo hiểm xã hội thì không thể có một nền an sinh xã hội vững mạnh. Bảo hiểm xã hội ra đời nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người lao động và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, . , làm giảm hoặc mất thu nhập. Chính vì vậy, mọi người lao động đều có quyền hưởng bảo hiểm xã hội, được bảo hiểm xã hội bảo vệ, và quyền hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản của người lao động, được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và đảm bảo thực hiện, trong đó có Việt Nam và Singapore.
Do điều kiện kinh tế, chính trị, tập quán xã hội, quan điểm lập pháp, học thuyết pháp lý, . của mỗi quốc gia có sự khác nhau nên chính sách bảo hiểm xã hội và việc quy định pháp luật bảo hiểm xã hội của mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, đời sống dân trí cao như Singapore thì việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội do Chính phủ đặt ra, việc đóng phí bảo hiểm cao là không mấy khó khăn đối với người dân Singapore song đối với Việt Nam - một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, mức sống người dân thấp thì việc đó lại không dễ chút nào.
Trong khi hệ thống bảo hiểm xã hội của Singapore đang hoạt động rất hiệu quả thì hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam lại đang gặp khó khăn, quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam trong 10 - 20 năm tới đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nguyên nhân là xuất phát từ việc còn nhiều quan điểm, nhận thức chưa khoa học và thống nhất về một vấn đề phức tạp như bảo hiểm xã hội nên hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội của Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập cần phải giải quyết. Do đó, việc khắc phục những thiếu sót, hạn chế và loại bỏ những quy định không còn phù hợp nữa là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Bởi có như vậy mới có thể điều chỉnh kịp thời và đúng đắn các thiếu sót đó, giúp hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thiện hơn, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã chọn. Đây cũng là lý do em chọn vấn đề này làm nội dung nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp cử nhân luật học của em.
Trong luận văn này, em đã sử dụng phương pháp so sánh để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu và dùng pháp luật bảo hiểm xã hội của Singapore để đối chiếu với pháp luật bảo hiểm xã hội của Việt Nam. Dưới góc độ so sánh, không chỉ những điểm bất cập, chưa phù hợp của pháp luật về bảo hiểm xã hội của Việt Nam dễ dàng được nhìn nhận, mà thông qua những điểm tiến bộ, hợp lý trong pháp luật bảo hiểm xã hội của Singapore, chúng ta có thể tham khảo và tìm ra những cách thức để khắc phục thực tế đó.
Mục lục
Lời nói đầu.
Chương I: Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội.
1. Bản chất của bảo hiểm xã hội.
1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội.
1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội dưới góc độ kinh tế- xã hội, chính trị, pháp lý.
2. Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại.
3. Điều chỉnh pháp luật đối với bảo hiểm xã hội.
3.1. Sự cần thiết fải điều chỉnh pháp luật đối với bảo hiểm xã hội.
3.2. Những yếu tố tác động tới pháp luật bảo hiểm xã hội của mỗi quốc gia.
3.3. Những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được điều chỉnh bởi pháp luật.
3.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
3.3.2. Phương thức đóng góp và mức đóng góp.
3.3.3. Quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ.
3.3.4. Các chế độ chi trả bảo hiểm xã hội.
Chương II: Tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm xã hội của Việt Nam và Singapore.
1. Đối tượng và phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Vấn đề đóng góp bảo hiểm xã hội.
3. Quỹ bảo hiểm xã hội.
4. Các chế độ chi trả bảo hiểm xã hội.
4.1. Việt Nam.
4.1.1. Chế độ trợ cấp ốm đau.
4.1.2. Chế độ trợ cấp thai sản.
4.1.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4.1.4. Chế độ trợ cấp hưu trí.
4.1.5. Chế độ trợ cấp tử tuất.
4.2. Singapore.
4.2.1. Chăm sóc sức khoẻ.
4.2.2. Sở hữu nhà ở.
4.2.3. Bảo vệ cho gia đình.
4.2.4. Tăng giá trị tài sản.
5. Quản lý nhà nước đối với bảo hiểm xã hội.
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
1. Nhận định về thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay ở Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật Singapore và thông qua khảo sát tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
1.1. Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
1.2. Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay ở Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật Singapo và thông qua khảo sát tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế và chuẩn bị ban hành Luật bảo hiểm xã hội.
2.1. Những vấn đề có thể tham khảo được của Singapore để áp dụng vào Việt Nam.
2.2. Nhận xét về dự thảo luật bảo hiểm xã hội và nêu kiến nghị.
Lời kết.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 887
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1240
⬇ Lượt tải: 18