Mã tài liệu: 229262
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 96 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Quyền khiếu nại, quyền tố cáo được quy định tại Điều 74 Hiến pháp 1992 và từ trước đến nay, những vấn đề về khiếu nại, tố cáo luôn được điều chỉnh trong cùng một văn bản pháp luật. Đến nay, văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo sẽ được tách thành hai đạo luật: “Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại” và “Luật tố cáo và giải quyết tố cáo”. Theo chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2010 pháp luật thì Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến hai đạo luật này vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII. Tuy nhiên, việc xây dựng Luật về tố cáo và giải quyết tố cáo đang có khá nhiều vấn đề vướng mắc.
[FONT=Times New Roman]Trong những năm gần đây, các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Điều đó thể hiện việc cố gắng hoàn thiện cơ chế luật pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Tuy nhiên, sự thay đổi thường xuyên các quy định của pháp luật chưa phát huy hiệu quả của nó trên thực tế và nhất là, nó thể hiện sự lúng túng của Nhà nước trong việc định ra những cơ chế và phương thức có hiệu quả để giải quyết vấn đề khiếu nại, tố cáo. Nếu như những quy định liên quan đến khiếu nại được sửa đổi liên tục và ngày càng tỏ ra rối rắm, khó thực hiện thì các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo lại tỏ ra mờ nhạt trong các văn bản pháp luật và rất ít khi được “đụng” đến trong những lần sửa đổi pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Ngay hiện nay, khi Nhà nước đã quyết định sẽ ban hành đạo luật riêng về tố cáo thì không ít người băn khoăn vì chưa hình dung đạo luật đó sẽ nhằm giải quyết vấn đề gì và sẽ phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào, khi mà các quy định về vấn đề này đã nằm rải rác trong không ít các văn bản có liên quan. Với mục đích góp phần luận giải những khó khăn đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu nhằm đổi mới cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay, chúng tôi xin đưa ra một cái nhìn tổng thể về sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo, từ đó nhận định về bản chất hay nguyên nhân của những vướng mắc đặt ra trong cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay và những suy nghĩ về giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
[FONT=Times New Roman]1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tố cáo và sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
[FONT=Times New Roman]1.1. Quá trình hình thành pháp luật về tố cáo
[FONT=Times New Roman]Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Bản Sắc lệnh gồm 8 điều:
[FONT=Times New Roman]“Điều thứ nhất: Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho việc giám sát
[FONT=Times New Roman]Điều thứ hai: Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền:
[FONT=Times New Roman]- Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân ”
[FONT=Times New Roman]Như vậy, ngay trong văn bản này chỉ có khái niệm khiếu nại, chưa hề xuất hiện khái niệm tố cáo hoặc khái niệm tương tự (tố giác, phản ánh, tin báo tội phạm ). Nhưng vì sao chúng tôi vẫn khẳng định quy định này liên quan đến việc giải quyết tố cáo? Đó là vì xuất phát từ sự phân tích bối cảnh và mục tiêu của việc ra đời Ban thanh tra đặc biệt lúc đó cũng như các quyền hạn trao cho nó trong Sắc lệnh số 64 là “điều tra, hỏi chứng đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra Truy tố tất cả các việc ” thì có thể thấy rằng, Ban thanh tra được trao những quyền hạn hết sức rộng lớn với mục đích là giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ và đương nhiên là có quyền tiếp nhận và giải quyết các phát hiện tố giác của người dân đối với việc làm vi phạm pháp luật của những người trong bộ máy chính quyền. Điều này càng được khẳng định khi chúng ta xem xét hoạt động của Ban thanh tra đặc biệt “Nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của các tầng lớp nhân dân từ khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1014
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1113
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 10362
⬇ Lượt tải: 127
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 19