Mã tài liệu: 229477
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 66 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]nội dung
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Điều kiện để được nhận di tặng
[FONT=Times New Roman]Điều 671 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định về di tặng: “1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. 2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.
[FONT=Times New Roman]Theo quy định này, căn cứ phát sinh di tặng là do người lập di chúc chỉ định cho người được di tặng được hưởng di sản trong một bản di chúc có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, người được di tặng không phải là người thừa kế theo di chúc. Mặc dù họ cũng được hưởng một phần di sản của người lập di chúc giống như người thừa kế theo di chúc, nhưng họ lại không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ của người này. Đây là căn cứ xác định sự khác biệt giữa người được di tặng với người thừa kế theo di chúc.
[FONT=Times New Roman]Nhưng Điều 671 không quy định cụ thể điều kiện để một người được nhận di tặng mà chỉ quy định chung: Người lập di chúc được dành một phần tài sản để di tặng cho người khác. Vậy “người khác” ở đây được hiểu như thế nào? Chỉ là cá nhân hay có thể bao gồm cả cơ quan, tổ chức?
[FONT=Times New Roman]Theo chúng tôi, người được di tặng có thể là cá nhân và cũng có thể là cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ, mặc dù không quy định cụ thể “người khác” bao gồm những ai, nhưng BLDS cũng không quy định: người được di tặng chỉ có thể là cá nhân.
[FONT=Times New Roman]Vấn đề được đặt ra ở đây là, người được di tặng có cần thỏa mãn các điều kiện như đối với người thừa kế hay không?
[FONT=Times New Roman]Nếu là cá nhân, người được di tặng có cần phải là “đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” hay không? Nếu là tổ chức thì tổ chức đó có phải “tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” hay không? Sở dĩ phải đặt ra vấn đề này là do trong thực tế, có rất nhiều trường hợp người để lại di sản đã lập di chúc định đoạt một phần tài sản của mình với mục đích tặng cho các quỹ (quỹ học bổng, quỹ từ thiện ).
[FONT=Times New Roman]Về vấn đề này, Điều 81 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: quỹ là một tổ chức được thành lập vì “mục đích từ thiện, tôn giáo, khoa học, văn học hoặc những mục đích khác vì lợi ích công cộng chứ không phải vì mục đích chia lời”. Người để lại di sản có quyền lập di chúc giao trách nhiệm cho một người gây dựng một quỹ, hoặc tự mình trực tiếp hiến tài sản gây dựng các quỹ có mục đích nói trên (Điều 1676). Khi quỹ được gây dựng theo di chúc đã được lập như một pháp nhân, thì tài sản được người lập di chúc hiến cho mục đích thành lập quỹ đó được coi như thuộc về pháp nhân đó, kể từ khi di chúc có hiệu lực, trừ khi di chúc có quy định khác (Điều 1678). Nếu việc hiến này không thể thực hiện được, hoặc nếu quỹ đó không thể tồn tại vì sự tồn tại của nó trái với quy định của pháp luật, hoặc vi phạm trật tự công cộng hay trái đạo đức, thì việc sắp đặt theo di chúc đó sẽ vô hiệu (Điều 1679). Việc lập quỹ không được gây tổn hại đến quyền lợi của các chủ nợ của người để lại di sản (Điều 1680).
[FONT=Times New Roman]BLDS Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, người được di tặng dù không phải là người thừa kế, nhưng về bản chất họ là người được hưởng di sản theo sự định đoạt của người lập di chúc. Vì vậy, để được nhận di tặng, người được di tặng cũng phải thỏa mãn những điều kiện của người thừa kế được quy định tại Điều 635 BLDS năm 2005, cụ thể: người được di tặng là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người được di tặng là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 896
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1152
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16