Mã tài liệu: 224924
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 121 Kb
Chuyên mục: Luật
A.LỜI MỞ ĐẦU
Năng lực pháp luật dân sự chính là điều kiện tiên quyết để một cá nhân có thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (khoản 3- Điều 14 BLDS). Cái chết của cá nhân chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tuy nhiên cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật phải “khai tử”. (điều 30 BLDS). Trên thực tế, có những trường hợp, vì nhiều lí do khác nhau (như rủi ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác nhận được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật đã quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: tuyên bố mất tích và tuyên bố chết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này,sau đây, chúng em xin trình bày ba vụ việc có thật về tuyên bố một người đã chết.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Quy định về việc tuyên bố một người là đã chết trong BLDS 2005
1. Các trường hợp tuyên bố một người là đã chết
Việc tuyên bố một người là đã chết được quy định cụ thể tại điều 81 BLDS 2005. Theo đó, tòa án có thể tuyên bố một người là đã chết trong bốn trường hợp sau:
- “Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống”. Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào Tòa án có thể tuyên bố người đó là đã chết.
- “Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống”. Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác nhau: ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, Tùy vào từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế.
- “Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
- “Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống”. Khi một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích.
2.Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết
Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau:
- Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết chấm dứt hoàn toàn.
- Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1121
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16