Mã tài liệu: 234747
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 103 Kb
Chuyên mục: Luật
Mục lục:
Mở đầu
I. Xung đột pháp luật
A. Hệ thuộc luật quốc tịch
1. Khó khăn về mặt thực tiễn
2. Khó khăn về mặt lý luận
B. Hệ thuộc nơi cư trú hoặc thường trú
1. Thuận lợi
2. Hạn chế
C. Xem xét nguyện vọng các bên
II. Xung đột thẩm quyền xét xử
A. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
1. Tính đa dạng của các căn cứ xác định thẩm quyền
2. Vấn đề nhiều Tòa án cùng thụ lý một vụ việc (litispendance)
B. CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH LY HÔN CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
1. Kiểm tra thẩm quyền của Tòa án ra quyết định
2. Liệu có cần kiểm tra pháp luật áp dụng?
3. Trật tự công
4. Vi phạm pháp luật
Cũng giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố
nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những
nước khác nhau hoặc có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác
nhau; thậm chí, vợ chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc
người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hoặc đơn giản là do hai người đã ly
thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ
xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay, ở nhiều nước, nguy cơ tan vỡ gia đình
ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng
trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người được nâng cao; quan niệm truyền thống
về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi.
Do mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận khác nhau về hôn nhân, dẫn đến sự khác biệt
trong quy định của nội luật nên ly hôn có yếu tố nước ngoài thực sự đặt ra vấn đề
xung đột pháp luật. Thực vậy, chỉ liên quan đến các trường hợp ly hôn, chúng ta cũng
có thể nhận thấy rất nhiều quan điểm khác nhau về căn cứ ly hôn: từ quan điểm chặt
chẽ về ly hôn do có yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng cho đến quan điểm thoáng hơn về ly
hôn do ly thân từ hai năm trở lên và cuối cùng là quan điểm cởi mở hơn nữa với
trường hợp thuận tình ly hôn và chấm dứt chung sống (trường hợp này mới phát triển
tại Pháp). Sự đa dạng về quan điểm đối với vấn đề ly hôn đồng thời cũng tác động
nhất định đến những quy định về thủ tục ly hôn, vốn có quan hệ chặt chẽ với vấn đề
nội dung. Hiện nay, nhiều quốc gia đã chuyển từ quan điểm thứ nhất (ly hôn do lỗi)
sang quan điểm thứ ba (thuận tình ly hôn).
Ngày nay, những khác biệt giữa các nước trong vấn đề ly hôn đã có xu hướng giảm
bớt. Những nước trước đây từng phản đối ly hôn thì giờ đây cũng đã chấp nhận khái
niệm này. Có thể nói, hiện nay, không còn nước nào không cho phép ly hôn. Các quy
định về căn cứ ly hôn cũng dần thống nhất với nhau. Mặc dù vậy, quy định của các
nước về ly hôn cũng chưa hẳn đã hoàn toàn thống nhất: tùy nước mà ly hôn có thể
đơn giản hoặc phức tạp. Điều này khiến cho khi xảy ra tranh chấp, vợ chồng có thể lợi
dụng những điểm khác biệt này để lẩn tránh pháp luật.
Ngoài ra, ly hôn cũng vấn đề nhạy cảm thể hiện sự xung đột giữa các nền văn hóa, bởi
vì ly hôn khiến cho chúng ta nhìn nhận lại một vấn đề cơ bản đối với một số quốc gia,
đó là vấn đề bình đẳng nam-nữ. Đặc biệt, pháp luật của các nước Hồi giáo, vốn dựa
trên tư tưởng trọng nam khinh nữ, còn cho phép người chồng được đơn phương chấm
dứt hôn nhân.
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay, ly hôn là "chế định có hình thức của một vụ
kiện". Ở những nước theo hệ thống luật Common Law, ly hôn chỉ đơn giản đặt ra vấn
đề về thẩm quyền của Tòa án thụ lý hồ sơ: Nếu một Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ
sơ thì Tòa án đó sẽ áp dụng pháp luật nước mình. Trong khi ở những hệ thống luật
khác, nếu vụ việc có yếu tố nước ngoài thì cần tách biệt hai vấn đề là pháp luật áp
dụng và thẩm quyền của Tòa án; đồng thời, cũng phải tính đến vấn đề công nhận
quyết định ly hôn của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Chính vì vậy, bài trình bày
này sẽ đề cập lần lượt hai vấn đề sau: xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét
xử
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem