Mã tài liệu: 126731
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng với hàng ngàn chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới có thể tác động tới sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngày nay, hoạt động của các ngân hàng đang không ngừng phát triển với sự ra đời của các sản phẩm mới cho đến các tập đoàn ngân hàng có quy mô toàn cầu. Sự cạnh tranh gay gắt khiến cho các ngân hàng muốn duy trì lợi nhuận thì phải mở rộng hoạt động và giành ưu thế với các ngân hàng khác. Trong quá trình ấy ngân hàng cũng phải luôn chú ý đến việc quản trị rủi ro. Khi lãi suất thay đổi, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi cũng như giá trị của các tài sản của ngân hàng đều bị ảnh hưởng. Tình trạng khách hàng vay vốn không thu được nợ buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng, đe dọa làm giảm thu nhập. Mặt khác ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Do vậy, các ngân hàng đều rất năng động trong việc tìm ra các giải pháp mới như loại bỏ các tài sản rủi ro khỏi danh mục tài sản. Những công cụ quản lý rủi ro mới ra đời gồm: bán nợ, bảo lãnh và các công cụ phái sinh khác. Một trong các công cụ phát triển trong thời gian gần đây là bảo lãnh được sử dụng để tăng cường chất lượng tín dụng cho người vay vốn, giúp tổ chức tín dụng tránh tình trạng mất vốn cho vay đồng thời giảm chi phí của người đi vay.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh dấu bằng việc ra đời của Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài hay Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1994. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng rất quan trọng với nền kinh tế cũng như hoạt động của ngân hàng nhưng thực tế cho thấy sự phát triển của nó chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nhu cầu hội nhập của đất nước. Để khắc phục những khó khăn này các ngân hàng đã và đang không ngừng hoàn thiện quy trình bảo lãnh cũng như hoạt động bảo lãnh của mình. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã đưa nghiệp vụ bảo lãnh vào vận hành từ những ngày đầu thành lập và sau 8 năm hoạt động bảo lãnh đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy vậy, trong quá trình ấy còn có rất nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ đồng thời cần có các động lực để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
Chương III: Một số giải phát tăng cường hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1072
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 6655
⬇ Lượt tải: 43
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 958
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16