Mã tài liệu: 145435
Số trang: 114
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính công
Để giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, qua đó phát triển phát triển nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển. Nhất là trong điều kiện hiện nay – phát triển nền kinh tế tri thức thì tri thức được coi là một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất.
Qua mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển giáo dục đào tạo, không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mới, thị trường lao động mới ở trong và ngoài nước. Giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh kinh tế xã hội, bắt kịp thời đại không còn con đường nào khác là phát triển nhanh và mạnh hơn nữa khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài chính cơ đào tạo chính là hoạt động đầu tư - đầu tư cho tương lai.
Thực trạng đầu tư Ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong những năm qua cho thấy tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo hàng năm tăng lên đáng kể (năm 2000 tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo là 14,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng chi ngân sách nhà nước; năm 2004 tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo là 32,73 ngàn tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng chi ngân sách nhà nước; đến năm 2005 tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo là 41,63 ngàn tỷ đồng, chiếm 18% tổng chi ngân sác nhà nước), cơ sở vật chất của ngành đã được tăng cường song chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, còn có những nhận thức, quan điểm chưa phù hợp, một số cơ chế chính sách chi ngân sách cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là cơ chế quản lý và sử dụng nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước đầu tư chưa thật hiệu quả còn một số bất cập.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tại địa phương nhìn chung trong những năm qua chưa có chiến lược tài chính cho giáo dục đào tạo, công tác quản lý điều hành ngân sách giáo dục đào tạo chưa hợp lý, thể hiện từ công tác lập, phân bổ dự toán đến công tác quyết toán. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý ngân sách toàn ngành. Đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở tỉnh Nghệ An, song chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo; trong các đề tài đã nghiên cứu còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ cần phải bổ sung để nêu ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở tỉnh Nghệ An.
Do vậy, cần phải có những định hướng chiến lược đúng đắn cũng như cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý chi Ngân sách cho giáo dục đào tạo để phát triển giáo dục đào tạo vì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo ở tỉnh Nghệ An giai đoạn
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNNcho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16