Mã tài liệu: 131484
Số trang: 215
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật kinh tế
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu xây dựng một hệ thống tài chính - tiền tệ hoạt động lành mạnh, có hiệu quả, làm tiền đề cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế [12]. Trong đó, mục tiêu cơ bản là bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ, giải quyết nợ tồn đọng.
Hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác đóng vai trò chủ yếu và quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư từ xã hội và đưa nguồn vốn này vào phục vụ nền kinh tế. Một trong những hình thức pháp lý của việc cấp vốn thông qua hình thức cho vay của các ngân hàng thương mại là hợp đồng tín dụng ngân hàng. Do tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao nên kèm theo hợp đồng tín dụng ngân hàng phải có các biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thu hồi vốn cho vay của ngân hàng. Trong các biện pháp đó, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản chiếm vị trí quan trọng.
Những năm gần đây, để tạo cơ chế pháp lý phù hợp đảm bảo an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế và thương mại, Nhà nước đã quan tâm xây dựng pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật nước ta hiện nay được xây dựng trên cơ sở đổi mới pháp luật của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên trên thực tế tồn tại hai bộ phận pháp luật có tính độc lập tương đối, đó là pháp luật dân sự và pháp luật kinh tế - thương mại. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật nên pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ cũng bị phân chia làm hai bộ phận: các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo đảm nghĩa vụ dân sự và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo đảm nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng là loại quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và được điều chỉnh bằng pháp luật về bảo đảm tiền vay, trong đó có biện pháp thế chấp bằng tài sản. Sự hình thành các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay nói chung và các quy định về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản nói riêng có tính độc lập tương đối với các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một đặc thù của pháp luật Việt Nam so với thế giới.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản ở Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 967
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1569
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1056
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 215
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 17