Tìm tài liệu

Luat doanh nghiep

Luật doanh nghiệp

Upload bởi: bk20080606

Mã tài liệu: 230836

Số trang: 16

Định dạng: doc

Dung lượng file: 133 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

LUẬT DOANH NGHIỆP

-------------------------

Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng, góp phần thể chế hoá chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, tạo điều kiện phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế; thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác kinh tế, khơi dậy tiềm năng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.

1)- Sự cần thiết ban hành Luật doanh nghiệp

Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản và nhiều đạo luật khác được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, vẫn còn những quy định mang tính chất phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những phân biệt đó thể hiện trên các mặt sau:

- Thủ tục, điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường.

- Cơ cấu, thẩm quyền và cách thức tổ chức quản lý nội bộ.

- Phạm vi kinh doanh, các quyền và mức độ tự chủ thực hiện các quyền kinh doanh.

- Mức độ và phương thức tổ chức lại kinh doanh.

- Chế độ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp .

Bản thân từng luật riêng về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và một số Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định chủ trương xây dựng Luật thống nhất về doanh nghiệp.

Để góp phần tích cực vào việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần được xác định trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế, nhất là nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế; khơi dậy tính năng động, hăng hái, tự tin của các doanh nghiệp, doanh nhân; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp - một động lực quan trọng của sự phát triển; tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch, bình đẳng hơn cho mọi loại hình doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật doanh nghiệp tại thời điểm này là cần thiết.

2)-Những quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Luật Doanh nghiệp

Việc xây dựng Luật Doanh nghiệp dựa trên những quan điểm chỉ đạo sau đây:

Một là, thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng; nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; đổi mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp nhà nước huy động thêm được vốn đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu và đổi mới công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại; qua đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tế nhà nước nói chung.

Ba là, kế thừa những quy định tiến bộ, tích cực của Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, khắc phục những tồn tại, hạn chế như tính thiếu nhất quán, phân biệt đối xử, thiếu bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu.

Bốn là, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của mọi chủ thể, có quy định hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập, vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, đúng pháp luật. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư-kinh doanh phù hợp và được nhà nước bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng thống nhất chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, “phê duyệt” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Năm là, đổi mới một cách cơ bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, mà hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thông qua cơ chế, chính sách và có sự quản lý nhà nước để doanh nghiệp phát triển lành mạnh; coi việc khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp là một trong những chức năng chính; coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Những quy định trước đây có lợi cho doanh nghiệp thì được tiếp tục thực hiện trong thời hạn đã cam kết trước đó. Tôn trọng quyền của doanh nghiệp trong tổ chức quản lý nội bộ, tự chủ thỏa thuận và quyết định các quan hệ nội bộ phù hợp pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế. Đồng thời bảo đảm cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp.

Sáu là, bảo đảm vừa phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nội dung của Luật doanh nghiệp phải phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã cam kết trong các thỏa thuận đa phương và song phương, nhất là các nguyên tắc cơ bản như “Đối xử quốc gia” và “Tối huệ quốc”. Đồng thời, phải đón trước được xu thế hội nhập, góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với khu vực.

3)-. Bố cục của Luật doanh nghiệp

LDN 2005 đã được Quốc hội khoá XI xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2005) gồm 10 chương và 172 điều, trong đó có 3 điều luật giữ nguyên, 105 điều luật bổ sung, sửa đổi và 64 điều luật mới .Cụ thể là:

(*) Chương I. Những quy định chung, có 12 điều (từ Điều 1 đến Điều 12), trong đó có 4 điều mới và 8 điều bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương II. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, có 25 điều (từ Điều 13 đến Điều 37), trong đó có 11 điều mới và 14 điều bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương III. Công ty trách nhiệm hữu hạn, có 39 điều (từ Điều 38 đến Điều 76), trong đó có 16 điều mới và 23 điều bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương IV. Công ty cổ phần có 53 điều (từ Điều 77 đến Điều 129), trong đó có 2 điều giữ nguyên, 13 điều mới và 38 điều bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương V. Công ty hợp danh, có 11 điều (từ Điều 130 đến Điều 140), trong đó có 9 điều mới và 2 điều bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương VI. Doanh nghiệp tư nhân, có 5 điều (từ Điều 141 đến Điều 145), trong đó có 1 điều giữ nguyên và 4 điều được bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương VII. Nhóm công ty có 4 điều (từ Điều 146 đến Điều 149), tất cả 4 điều của Chương VII đều mới đưa thêm vào luật.

(*) Chương VIII.Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp có 11 điều (từ Điều 150 đến Điều 160), trong đó có 2 điều mới, và 9 điều bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương IX.Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có 5 điều (từ Điều 161 đến Điều165), trong đó tất cả 5 điều đều được bổ sung, sửa đổi.

(*) Chương X. Điều khoản thi hành có 7 điều (từ Điều 166 đến Điều 172), trong đó có 5 điều mới và 2 điều bổ sung, sửa đổi.

4)-Những bổ sung, sửa đổi chủ yếu của Luật doanh nghiệp :

LDN (thống nhất) đã sửa đổi, bổ sung những điểm chủ yếu sau đây:

(*) Luật áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp (đại bộ phận

số doanh nghiệp hiện nay), gồm công ty TNHH, Cty Cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.

(*) Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, giảm rào cản gia nhập thị trường, nhất là đối với đầu tư nước ngoài, theo hướng áp dụng phổ biến đăng ký kinh doanh thay cho chế độ cấp phép như hiện nay.

(*) Những khống chế về mức sở hữu (30%) đối với đầu tư nước ngoài về cơ bản đã được loại bỏ, trừ các ngành nghề hạn chế kinh doanh.

(*) Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Tức là họ có quyền lựa chọn một trong bốn loại hình, chứ không bị bắt buộc phải sử dụng duy nhất công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay.

(*) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có quyền tự chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong cơ cấu lại, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh; doanh nghiệp đa dự án sẽ thay thế doanh nghiệp đơn dự án như hiện nay.

(*) Khung quản trị sẽ thống nhất và áp dụng như nhau đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định bắt buộc áp dụng nguyên tắc nhất trí trong quyết định một số vấn đề như hiện nay sẽ không còn được áp dụng.

(*) Tăng cường, củng cố thêm các quyền của cổ đông; và bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số;

(*) Tăng cường thêm các quy định quản lý vốn, hạn chế nguy cơ lạm dụng nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.

(*) Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý;

(*) Thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty;

(*) Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐTV, HĐQT và giám đốc, đặc biệt là các nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng.

(*) Vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát được nâng cao, tăng cường và được quy định cụ thể.

(*) Cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước cũng được quy định cụ thể và rõ ràng hơn.

Nhìn tổng quát, nội dung của LDN (thống nhất) đã thể chế hóa được những chủ trương của Đảng về hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển các thành phần kinh tế; nội dung luật nhìn chung đã khắc phục được phần lớn những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp hiện hành. Được dư luận đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao nội dung của luật và cho rằng luật doanh nghiệp thống nhất sẽ tháo bỏ được hàng loạt rào cản đối với việc hình thành và phát triển doanh nghiệp; tiếp tục đóng góp lớn vào cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta.

5)- Những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp :

5.1. Phạm vi điều chỉnh

Với tính chất là Luật doanh nghiệp thống nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp bao gồm việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế nhằm tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

5.1.1. Về các doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Thời hạn thực hiện chuyển đổi là bốn năm.

Việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn về bản chất là chuyển đổi hình thức pháp lý quản trị doanh nghiệp, không phải là sự chuyển đổi hình thức và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vẫn tồn tại, phát triển dưới hình thức tổ chức mới.

Về mục đích, việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước nhằm đổi mới cơ chế quản lý, phương thức tổ chức, quản trị doanh nghiệp, góp phần tăng cường tính tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, xoá bỏ sự ỷ lại của doanh nghiệp và sự can thiệp hành chính, bao cấp kéo dài một cách không hợp lý. Đây là những điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước và từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.

5.1.2. Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực có thể chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, có quyền thực hiện theo một trong hai cách sau:

+ Đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc đăng ký lại được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

+ Không đăng ký lại; trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.

5.2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Luật là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.

5.3. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp

5.3.1. Về quyền của doanh nghiệp

Các quy định của Luật tiếp tục thể hiện nguyên tắc tôn trọn

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Luật doanh nghiệp
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Luật doanh nghiệp

Upload: phamquangha78

📎
👁 Lượt xem: 666
Lượt tải: 19

Luật doanh nghiệp

Upload: soluuhuong_na

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 465
Lượt tải: 17

Đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005

Upload: vupruhio

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 560
Lượt tải: 19

Tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp

Upload: hoangphuctphcm

📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 386
Lượt tải: 16

Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh ...

Upload: huenbc

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 350
Lượt tải: 17

Góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Doanh ...

Upload: dainam212

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 406
Lượt tải: 16

Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh ...

Upload: manhtuong1705

📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 485
Lượt tải: 16

Tình huống về phá sản doanh nghiệp và một số ...

Upload: giasukinhte1

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 961
Lượt tải: 46

Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh ...

Upload: dung_yeu_nga_nhieu

📎
👁 Lượt xem: 295
Lượt tải: 16

Doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư ...

Upload: meomeo8709

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 294
Lượt tải: 16

Doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư ...

Upload: Ra_Khoi

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 404
Lượt tải: 16

Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo ...

Upload: phamthuy

📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 438
Lượt tải: 19

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Luật doanh nghiệp

Upload: bk20080606

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 449
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Luật doanh nghiệp LUẬT DOANH NGHIỆP ------------------------- Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005. Đây là đạo luật có doc Đăng bởi
5 stars - 230836 reviews
Thông tin tài liệu 16 trang Đăng bởi: bk20080606 - 12/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 12/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Luật doanh nghiệp