Mã tài liệu: 236611
Số trang: 2
Định dạng: zip
Dung lượng file: 30 Kb
Chuyên mục: Luật
ĐỀ DẪN KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ "NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN"
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức để xây dựng một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân mà ở đó quyền làm chủ của nhân dân trong điều hành và quản lý xã hội luôn được đảm bảo bằng pháp luật. Cả hai nội dung này đã được đề cập ngày một rõ ràng, đầy đủ hơn trong các văn kiện đại hội Đảng suốt nhiều nhiệm kì qua và đã được toàn Đảng, toàn dân cùng nỗ lực thực hiện kể từ khi giành lại được chính quyền từ tay thực dân Pháp.
Trong thời gian vừa qua công tác xây dựng Nhà nước và Pháp luật ở nước ta đã có những bước tiến quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật quốc gia đã từng bước hình thành, mọi quyền lực nhà nước dần thực sự thuộc về nhân dân, nằm trong tay nhân dân. Song, một loạt vấn đề liên quan đến xây dựng nhà nước và pháp luật đang đặt ra khá gay gắt. Đây đó vẫn còn những cơ quan nhà nước chưa thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động kém hiệu quả, quan liêu, hách dịch, thờ ơ vô cảm trước nỗi bức xúc của người dân; tình trạng người dân kiện cáo chính quyền cơ sở ở một số địa phương vẫn chưa hề thuyên giảm. Hệ thống luật pháp hiện hành còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa theo kịp với sự phát triển của thực tiễn; một số lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn chưa có luật điều chỉnh; một số luật đã ban hành “có khung không có ruột” hoặc thiếu minh bạch, thiếu ổn định, thường phải chờ văn bản hướng dẫn nên chậm đi vào cuộc sống, các cam kết quốc tế đã ký chưa được nội luật hóa kịp thời. Nhìn chung hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn thời mở cửa và hội nhập.
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém đó là mô hình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước tỏ ra bất cập trên nhiều mặt, chưa theo kịp với những biến đổi của hiện thực xã hội; năng lực làm luật và giám sát của Quốc hội còn nhiều hạn chế. Do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và chất lượng phát triển của quốc gia dân tộc, làm chậm bước tiến trình dân chủ hóa đất nước. Muốn xây dựng thành công mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân theo như ý nguyện của Bác và các Nghị quyết của Đảng thì ngay từ bây giờ phải lấy việc xây dựng nhà nước và pháp luật làm nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách.
Để góp phần nhận diện, lý giải và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch và vững mạnh đồng thời để thiết thực kỷ niệm 62 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng ủy và Ban Giám Hiệu trường Cán bộ thành phố đã quyết định tổ chức cuộc hội thảo khoa học về "Nhà nước và Pháp quyền". Mục đích chủ yếu của cuộc Hội thảo không phải là để đưa ra một mô hình nhà nước pháp quyền XHCN cụ thể cho Việt Nam, mà là huy động trí tuệ của các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các nhà hoạt động thực tiễn để chỉ ra những cơ sở khoa học, những tiền đề định hướng cho việc xây dựng Nhà nước và Pháp luật trong giai đoạn sau mở cửa và hội nhập quốc tế.
Sau thời gian chuẩn bị, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 30 bài tham luận của các nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia, từ các giảng viên thuộc Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh . cùng nhiều nhân sĩ, trí thức khác. Nội dung các bài tham luận đã tập trung vào những vấn đề lý luận chung về Nhà nước và Pháp quyền; những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng Nhà nước và pháp quyền ở Việt Nam cùng những ý tưởng, kiến nghị đổi mới công tác xây dựng Nhà nước và Pháp luật trong giai đoạn mới. Những nội dung ấy được thể hiện trong phần chính :
1. Những lý luận chung về Nhà nước - pháp quyền và xã hội dân sự;
2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và việc đổi mới hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam;
3. Vấn đề giám sát đối với quyền lực Nhà nước;
4. Nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở;
5. Vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam.
Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn đã tham gia viết bài và đã đến dự Hội thảo. Kính chúc các đại biểu dồi dào sức khỏe, tích cực đóng góp giúp cho cuộc Hội thảo đạt được những mục tiêu đã đề ra./
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 18