Mã tài liệu: 260509
Số trang: 121
Định dạng: doc
Dung lượng file: 517 Kb
Chuyên mục: Luật
[*]Chuyên mục: Luật dân sự
[*]Trường: ĐH Luật Hồ Chí Minh
[*]Loại: Đề tài tốt nghiệp
[*]File: doc
[*]Trình độ: Thạc sĩ
[*]Số trang: 133
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền [URL="/forumdisplay.php?f=4"]kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai trong các vụ án ly hôn . Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến .
Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương. Tính bình quân trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh phía Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bạc Liêu, Long An .).
Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm ổn định tình hình chính trị, [URL="/forumdisplay.php?f=95"]xã hội. Hệ thống các [URL="/forumdisplay.php?f=75"]văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND) (các Điều 21, 22 Luật Đất đai năm 1987; Điều 38 của Luật Đất đai năm 1993; Điều 136 Luật Đất đai năm 2003). Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới chỉ "dừng lại" ở mức độ chung chung, nên trên thực tế dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy giữa UBND và TAND. Khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn.
Chính [URL="/forumdisplay.php?f=91"]sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi tương thích với từng giai đoạn phát triển của cách mạng, song bên cạnh đó còn nhiều quy định không nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan [URL="/forumdisplay.php?f=143"]hành chính và TAND trong những năm qua vừa chậm trễ, vừa không thống nhất. Có nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phát sinh khiếu kiện kéo dài và làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việc khó khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; thực trạng tranh chấp đất đai và việc giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan có thẩm quyền (qua thực tiễn ở Hà Nội) trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề "Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội)" làm đề tài luận văn [URL="/forumdisplay.php?f=35"]thạc sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đất đai và cơ chế áp dụng pháp luật để giải quyết có hiệu quả hơn các tranh chấp đất đai.
- Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật đất đai liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai ở Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật đất đai hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai phúc đáp các đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng phương pháp [URL="/forumdisplay.php?f=144"]lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, trao đổi chuyên gia.
4. Ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng làm [URL="/"]tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan [URL="/forumdisplay.php?f=125"]xây dựng và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng ở nước ta.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội)
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 5264
⬇ Lượt tải: 48
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 3118
⬇ Lượt tải: 42
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1036
⬇ Lượt tải: 45
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1366
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 22