Mã tài liệu: 222499
Số trang: 61
Định dạng: doc
Dung lượng file: 7,520 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Máy tính với hàng loạt hệ thống các phần mềm đang ngày càng trở nên thân thiện, cần thiết và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
Phần mềm ngày càng được hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển với kích thước rất lớn. Nhưng bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin làm cho một loạt các hoạt động luôn bị thay đổi. Đó là sự thay đổi của môi trường, thay đổi của công nghệ, thay đổi của nghiệp vụ. Để khắc phục những sự thay đổi đó người ta thường đưa hệ thống vào bảo trì. Công việc bảo trì phần mềm được xem xét như là một pha tốn kém nhất trong các pha trong vòng đời của một phần mềm. Người ta ước tính chi phí cho nó xấp xỉ 70% tổng công sức chi phí trong sự phát triển phần mềm. Nhưng nếu xây dựng lại hệ thống mới thì chưa phải là giải pháp hay, vì khi đó ta phải bỏ đi cả những phần rất hữu dụng trong phần mềm. Hơn thế nữa, chi phí cho việc làm ra phần mềm mới là rất tốn kém.
Làm thế nào để hàng loạt những hệ thống phần mềm lớn, cũ, đang hoạt động thích nghi được với những thay đổi với mức chi phí thay đổi chấp nhận được. Tái kỹ nghệ phần mềm chính là một sự trả lời cho câu hỏi đó.
Tái kỹ nghệ phần mềm là hoạt động tiến hóa hệ thống phần mềm để nó có thể tiếp tục được sử dụng cho hiệu quả, giúp ta dễ dàng và đỡ tốn kém hơn trong việc bảo trì sau này.
Những phần mềm đã sử dụng trong một thời gian dài có thể có nhiều nhược điểm như: xây dựng trên ngôn ngữ cũ mà hiện nay không còn dùng nữa, tài liệu viết cho phần mềm này cũng đã bị hỏng và thiếu do việc cất giữ và cập nhật chưa tốt, các tính năng hoạt động bị hạn chế do hoạt động nghiệp vụ đã có những thay đổi, Giải pháp tốt nhất giúp ta tiếp tục sử dụng phần mềm này là tái kỹ nghệ. Tái kỹ nghệ là giải pháp tốt nhất và cũng có thể nói là giải pháp duy nhất để đạt được mục đích với chi phí rẻ. Hơn thế nữa, nó đảm bảo an toàn cho hoạt động nghiệp vụ của hệ thống đang làm việc.
Về mặt khoa học, tái kỹ nghệ đưa ra một giải pháp tiến hóa hệ thống phần mềm bằng những công cụ và phương tiện mới với quy trình khép kín khá hoàn thiện và tiện dụng. Về mặt thực tiễn, nó là một hướng giải quyết tốt, vừa đáp ứng nhu cầu tái thiết kế hệ thống cũ, vừa đem lại hiệu quả lớn và thiết thực về mặt kinh tế.
Đồ án đề cập tới việc tái kỹ nghệ phần mềm qua đó minh hoạ sự kết hợp thiết kế hướng đối tượng với công nghệ tái kỹ nghệ hiện có được sử dụng như một quy trình tái kỹ nghệ cho một ứng dụng cho hệ thống cảnh báo hiểm hoạ thiên tai sử dụng hệ thống mạng cảm nhận không dây WSN.
Đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Trình bày về quy trình tái kỹ nghệ hệ thống phần mềm.
Chương 2: Trình bày các công cụ trợ giúp quá trình tái kỹ nghệ phần mềm
Chương 3: Tái kĩ nghệ trong hệ thống cảnh báo thiên tai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TÁI KỸ NGHỆ PHẦN MỀM . 5
1.1. Tổng quan về tái kỹ nghệ. 5
1.1.1. Bảo trì 5
1.1.2. Tái kỹ nghệ. 6
1.2. Dịch mã nguồn. 10
1.3. Kỹ nghệ ngược. 12
1.4. Phát triển trúc chương cấu trình. 13
1.5. Môdul hóa chương trình. 17
1.6. Tái kỹ nghệ dữ liệu. 18
1.7. Kết luận. 19
CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TÁI KỸ NGHỆ 20
2.1. Giới thiệu công cụ Rational Software Architecture. 20
2.2. Công cụ lập trình nhúng. 25
2.3. Dịch xuôi, dịch ngược trên Rational Software Architecture. 26
2.4. Thiết kế hệ thống bằng Rational Software Architecture. 27
CHƯƠNG 3 TÁI KỸ NGHỆ TRONG HỆ THỐNG CẢNH BÁO THIÊN TAI. 37
3.1. Cấu trúc hệ thống cảnh báo thiên tai 37
3.2. Hệ thống cảnh báo thiên tai Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Mô tả hệ thống cảnh báo thiên tai Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ưu điểm của hệ thống cảnh báo thiên tai 40
3.2.3. Nhược điểm của hệ thống cảnh báo thiên tai 41
3.3. Tái kĩ nghệ hệ thống cảnh báo thiên tai 42
3.3.1. Lựa chọn giải pháp tái kĩ nghệ. 42
3.4. Tiến trình tái kỹ nghệ hệ thống cảnh báo thiên tai 44
3.4.1. Sơ đồ tiến trình. 44
3.4.2. Các bước thực hiện. 44
3.4.2.1. Từ mã nguồn của hệ thống chuyển sang mô hình trực quan. 45
3.4. 2.2. Từ mô hình trực quan cấu trúc lại chương trình. 47
3.4.2.3. Modul hóa tiến trình. 51
3.4.2.4. Tái kỹ nghệ dữ liệu. 53
3.4.2.5. Tiến trình dịch chương trình. 53
3.5. Quy trình nạp phần mền cho từng nút mạng và vận hành hệ thống. 54
3.6. Kết quả đạt được và một số đánh giá. 56
3.6.1. Cấp nguồn cho cả nút gốc và các nút mạng. 56
3.6.2. Đánh giá kết quả qua các phép đo. 58
3.6.3. Nhận xét 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 1090
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16