Mã tài liệu: 299887
Số trang: 94
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 857 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng, đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác nhau như: cơ năng của dòng nước, nhiệt năng của than đá, dầu mỏ… các nhà máy điện thường được xây dựng tại nơi có các nguồn năng lượng để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường. Do đó, xuất hiện vấn đề tải điện đi xa và phân phối điện đến nơi tiêu thụ. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã phát sinh sự tổn thất khá lớn. Đây là một bộ phận cấu thành chi phí lưu thông quan trọng của ngành điện.
Trong các biện pháp nhằm giảm giá thành điện, giảm tổn thất điện năng là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả xã hội.
Thật vậy, ngành điện là ngành độc quyền, nên việc giảm tổn thất điện năng giúp cho nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được đảm bảo, được sử dụng vào các mục đích khác có lợi hơn. Về phía doanh nghiệp, sẽ khai thác, sử dụng vào tối ưu nguồn điện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành. Đối với người tiêu dùng, được sử dụng điện với chất lượng cao, giá điện vừa phải, phù hợp với mức sinh hoạt.
Từ nhiều năm qua, ngành điện đã quan tâm phấn đấu giảm tổn thất điện năng, và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhưng ngành Điện là ngành sản xuất kinh doanh chủ chốt, ngành động lực cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong tình hình đất nước đang thiếu điện nghiêm trọng. Phấn đấu giảm đến thấp nhất tổn thất điện năng trở thành nhu cầu cấp bách không chỉ của ngành điện mà của toàn xã hội. Ngày 31/08/1991, Chủ tịch HĐBT đã ra chỉ thị số 256 – CT và giao cho Bộ Năng lượng cùng một số cơ quan chức năng Nhà nước xây dựng và chỉ đạo chương trình giảm tổn thất điện năng. Bộtrưởng Bộ Năng lượng có quyết định thành lập Ban chủ nhiệm chương trìnhgiảm tổn thất điện năng (TTĐN) của Bộ năng lượng có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Toà àn nhân dân tối cao. Dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Ban chủ nhiệm chương trình giảm TTĐN, bộ máy lãnh đạo quản lý của ngành điện TW đến các cơ sở, toàn thể CBCNV ngành điện cùng với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các tỉnh, thành phố và địa phương trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu bằng mọi biện pháp kinh tế- kỹ thuật, tổ chức quản lý, pháp luật, trật tự an ninh,…tuyên truyền vận động và cưỡng chế, thực hiện thành công chương trình giảm TTĐN, phấn đấu giảm TTĐN đến mức thấp nhất có thể đạt được.
Theo số liệu tính toán thống kê năm 2003, nếu giảm tổn thất xuống 0,5% thì sẽ tiết kiệm được trên 100 triệu KWh, tương đương 5 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Nhà nước.
Trong quá kinh doanh, truyền tải và phân phối điện năng, có 2 loại tổn thất là:
Tổn thất kỹ thuật
Tổn thất thương mại
Nếu như tổn thất kỹ thuật là tất yếu, thì tổn thất thương mại có thể giảm đến con số không. Làm thế nào để giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể vẫn là một câu hỏi rất lớn và là mục tiêu hàng đầu của toàn ngành Điện.
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng biên giới Đông Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên gần 5.950 km2, dân số khoảng 1.004 triệu người và là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà phát triển kinh tế nhanh, do có trữ lượng “vàng đen” lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới dài với các nước bạn Trung Quốc, trong đó có cửa khẩu Móng Cái thông thương, sầm uất hàng hoá, Có cảng biển Cái Lân nhiều tầu bè qua lại. Quảng Ninh còn là điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và Quốc tế đến thăm quan, nghỉ mát quanhnăm với khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ…Đặc biệt có Vịnh HạLong nổitiếng xinh đẹp, một di sản văn hoá thế giới. Đây là cơ hội để điện lực Quảng Ninh khai thác lợi thế, đẩy mạnh công tác kinh doanh điện năng. Nhưng bên cạnh đó, Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp nên trong quá trình truyền tải và phân phối điện đến hộ tiêu thụ không thể tránh khỏi tổn thất.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Vũ Việt Hùng, của cán bộ phòng kinh doanh Công ty điện lực I, Điện lực Quảng Ninh và cùng với sự lỗ lực cố gắng của bản thân tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh”.
Qua đề tài này, trước hết tôi mong muốn tổng hợp được những kiến thức đã được học trong những năm qua và đóng góp được một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc trong công tác giảm TTĐN của Điện lực Quảng Ninh.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 04 chương:
Chương I: Cơ sở của vấn đề quản lý tổn thất Điện năng trong ngành Điện Chương II: Giới thiệu chung về Điện lực Quảng Ninh và phụ tải khu vực Chương III: Phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện lực QuảngNinh giai đoạn 2000 – 2004
Chương IV: Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất Điện năng ở điện lựcQuảng Ninh.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa kinh tế lớn về kinh tế và xã hội nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp. Trong một thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu với trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và phương pháp luận. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dậy của thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn đọc để đềtài của tôi được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG NGÀNH ĐIỆN .. 4
I.1 - Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân ... 4
I.1.1 - Đặc điểm chung của ngành điện.. 4
I.1.2- Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân 7
I.2 - Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điện năng .. 8
I.2.1- Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điện năng 8
I.2.2- Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng 9
I.3- Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng . 10
I.3.1- Khái niệm tổn thất điện năng.. 10
I.3.2- Phân loại tổn thất điện năng ... 11
I.3.2.1- Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện) ... 11
I.3.2.2- Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng. 11
I.3.2.3- Tổn thất ở khâu tiêu thụ ... 13
I.3.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng . 13
I.3.3.1- Các nhân tố khách quan ... 13
I.3.3.2- Các nhân tố chủ quan ... 16
I.3.4 - ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng .. 20
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH VÀ PHỤ TẢI KHU VỰC ... 23
II.1- Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Ninh 23
II.2- Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm của Điện lực Quảng Ninh . 24
II.2.1- Chức năng- nhiệm vụ 24
II.2.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Quảng Ninh... 25
II.2.2.1- Bộ phận quản lý vận hành .. 25
II.2.2.2- Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh.. 27
II.2.2.3- Bộ phận phục vụ . 27
II.2.2.4- Bộ phận kinh doanh bán điện . 28
II.3- Tình hình kinh doanh điện năng ở Điện lực Quảng Ninh trong giai
đoạn 2000- 2004.. 28
II.3.1- Đặc trưng phụ tải Điện lực Quảng Ninh ... 28
II.3.2- Tình hình kinh doanh bán điện.. 35
II.3.3- Công tác cải tạo lưới điện cao, hạ thế và phát triển mạng lưới phân phối ... 36
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA... 38
III.1- Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất ... 38
III.1.1- Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiện vật 38
III.1.2- Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giá trị . 39
III.2- Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động của Điện lực Quảng Ninh .. 41
III.2.1- Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh trong giaiđoạn 2000-2004 41
III.2.2- Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của Điện lực Quảng Ninh 47
III.3- Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở Điện lực QuảngNinh . 49
III.3.1- Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật 50
III.2.2- Các nguyên nhân có tính chất thương mại... 52
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH .. 61
IV.1- Giảm tổn thất kỹ thuật 62
IV.1.1- Hoàn thiện kết cấu lưới điện theo đúng tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật.. 62
IV.1.2- Điều hoà đồ thị phụ tải. 65
IV1.3- Nâng cao chất lượng công tác quản lý và bảo dưỡng đường dây 66
IV.2- Giảm tổn thất thương mại... 72
IV.2.1- Nâng cao chất lượng công tác quản lý khách hàng . 72
IV.2.2- Từng bước cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh linh hoạt 75
IV.2.3- Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng . 81
IV.3- Một số đề xuất với cấp trên . 85
IV.3.1- Tạo điều kiện cấp vốn đầu tư cải tạo và xây dựng mới lưới điện ... 85
IV.3.2- Công ty Điện lực I và các cơ quan trong tỉnh cần tạo điều kiện cho Điện lực Quảng Ninh phân chia việc tiêu dùng điện cho các cơ sở sản xuất lớn . 86
IV.3.3- Có chính sách giá điện hợp lý, ổn định ... 86
KẾT LUẬN . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 90
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 1082
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 7363
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 18