Mã tài liệu: 64644
Số trang: 136
Định dạng: docx
Dung lượng file: 6,411 Kb
Chuyên mục: Công nghệ hóa học
Công nghệ chế biến dầu mỏ được xem như bắt đầu ra đời vào năm 1859 khi mà Edwin Drake (Mỹ) khai thác được dầu thô. Lúc này lượng dầu thô khai thác được còn rất ít, chỉ một vài nghìn lít trong 1 ngày và chỉ phục vụ cho mục đích thắp sáng. Nhưng chỉ vài năm sau đó, không chỉ riêng ở Mỹ mà cả ở các nước khác người ta cũng đã tìm thấy dầu. Từ đó sản lượng dầu khai thác ngày càng được tăng lên rất nhanh.
Nghành công nghiệp chế biến dầu do tăng trưởng nhanh đã trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn của thế kỷ 20. Đặc biệt từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, công nghiệp dầu khí phát triển nhằm đắp ứng 2 mục tiêu chính:
- Cung cấp các sản phẩm năng lượng cho nhu cầu về nhiên liệu động cơ, nhiên liệu công nghiệp và các sản phẩm về dầu mỡ bôi trơn.
- Cung cấp các hoá chất cơ bản cho nghành tổng hợp hoá dầu và hoá học tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu phát triển các chủng loại sản phẩm của nghành hoá chất, vật liệu. Hoá dầu đã thay thế dần hoá than đá và vượt lên công nghiệp chế biến than.
Dầu đựơc coi như là nguồn nhiên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất của mọi quốc gia trên thế giới. Khoảng 65 - 70% năng lượng sử dụng đi từ dầu mỏ, chỉ còn 20 - 22% năng lượng đi từ than, 5 - 6% năng lượng đi từ nước, 8 - 12% từ năng lượng hạt nhân.
Bên cạnh đó, hướng ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả nhất của dầu mỏ là làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hoá dầu như: Sản xuất cao su, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, các chất hoạt động bề mặt, phân bón thậm chí cả protein.
Ở Việt Nam, dầu khí đã được phát hiện từ những năm 1970 và đang trên đà phát triển, ngày 26/6/1986 tấn dầu đầu tiên đã khai thác được từ dầu mỏ Bạch Hổ. Tiếp theo nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam đã đi vào khai thác như mỏ Đại Hùng, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông, các mỏ khí như Lan Tây, Lan Đỏ... Năm 1994 chúng ta đã khai thác được 6,7 triệu tấn dầu, năm 1995 đã khai thác được 7,5 triệu tấn, năm 1997 chúng ta đã khai thác tới 10,1 triệu tấn dầu không kể khí.
Như vậy ngành công nghiệp chế biến dầu khí nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ mà cả nước ta đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, việc hiểu biết để dẫn đến áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hoá dầu là rất quan trọng.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Nguyên liệu dầu thô
Chương II. sản phẩm của quá trình chưng cất
Chương III. Cơ sở lý thuyết của quá trình chưng cất
Chương IV. Chưng cất dầu thô
Chương V: các thiết bị chính
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 2403
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1103
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 20