- Trình bày các quá trình lan truyền sóng siêu cao tần trong các loại đường dẫn phổ biến như: ống dẫn sóng hình chữ nhật, ống dẫn sóng hình tròn, ống dẫn sóng đồng trục, ống dẫn sóng điện môi, cáp đồng trục, đường dây sông hành, mạch dải, đường truyền song chậm. Các bài toán bờ điện động lực được tìm nghiệm theo phương pháp lý thuyêt trường.Ở đây các môi trường quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho các dạng trường điện từ và các tham số của môi trường truyền dẫn được tính toán, Phân tích để tìm điều kiện tốt nhất cho sự truyền sóng siêu cao tần trong các dạng đường truyền nói trên.
- Mô tả các quá trình dao động điện từ ở dải siêu cao tần trong các mạch dao động cộng hưởng khác nhau gọi là các hộp cộng hưởng như: hộp cộng hưởng chữ nhật, hộp cộng hưởng thụ tròn, hộp cộng hưởng hình xuyến, hộp cộng hưởng đồng trục có khe, Các dạng trường tồn tại trong các hộp được xét về cấu trúc và các đại lượng cơ bản của chúng được tìm như: Điều kiện cộng hưởng, bước sống cộng hưởng, độ phẩm chất. chương này cũng chỉ ra các phương pháp kích thích các dạng cần thiết trong các đường truyền dẫn và trong các hộp cộng hưởng khác nhau cũng như cách ghép năng lượng từ chúng ra ngoài.
- Trình bày các phương pháp phân tích, tổng hợp và tính toán các tham số ngoài cơ bản của các phần tử tuyến siêu cao tần mà ta thường gọi là các mạng nhiều cực siêu cao tần. từ đây cũng dẫn ra sự giải thích nguyên tắc công tác và ứng dụng của một số mạng nhiều cực siêu cao tần phổ biến kỷ thuật như: các mạng 2 cực, mạng 4 cực, mạng 6 cực ( kiểu E, kiểu H, chạc 3 đối xứng chữ Y kiểu E, kiểu H), mạng 8 cực…Các mạng nhiều cực điều khiển sự truyền sóng siêu cao tần dùng ferít và dùng điốt bán dẫn loại PIN, Chương này cũng trình bày sự phối hợp trở kháng ở siêu cao, giải các bài toán cơ bản về phối hợp dải kẹp, dải rộng các phép đo dùng đường dây đo và tính toán với đồ thị vòng tròn, cứ sau mõi chương điều dẫn ra các bài tập cần thiết để ôn luyện và kiểm tra, cuốn sách có dẫn ra một số phụ lục nhằm bổ sung cho kết luận ở các chương.