Mã tài liệu: 214099
Số trang: 26
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 406 Kb
Chuyên mục: Thuế
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền
vững, đòi hỏi phải xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa
các thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta và đã được thể chế hoá bằng nhiều chính sách, biện pháp cụ thể,
trong đó, một trong những công cụ chính sách vĩ mô quan trọng nhất đóng góp
vào quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH là công cụ thuế.
Trong những năm qua, thông qua công cụ thuế, Nhà nước không những
đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư của từng ngành, lĩnh vực, từng địa bàn và cơ cấu
thành phần kinh tế, mà còn tác động đến tích luỹ vốn của các doanh nghiệp,
đồng thời thông qua tỷ lệ động viên về thuế khác nhau vào ngân sách nhà nước
để tác động thu hẹp hay mở rộng quy mô tái đầu tư vốn theo định hướng của
Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống chính sách thuế
hiện hành vẫn chưa tạo được những bước đột phá trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động; chưa thực sự có
tác dụng mạnh mẽ đến việc phân bố lại và khai thác các nguồn lực giữa các
vùng, lãnh thổ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nông, lâm, ngư
nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ trong GDP còn chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới và hoàn thiện các chính
sách thuế nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài nêu
trên và tin tưởng rằng đề tài nghiên cứu này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang
tính thực tiễn, chắc chắn sẽ đóng góp vào việc xây dựng các luận cứ khoa học
và các giải pháp khả thi để giải quyết những vấn đề tồn tại đặt ra đối với hệ
thống thuế hiện hành trong việc tác động đến quá trình CDCCKT ở nước ta,
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001 - 2010 mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X đã đề ra
là: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo
nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020".
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về CDCCKT và
vai trò của thuế trong việc thúc đẩy CDCCKT theo hướng CNH, HĐH; đồng
thời, xem xét có chọn lọc kinh nghiệm sử dụng thuế để thúc đẩy CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học
cho Việt Nam;
2
- Đánh giá việc sử dụng chính sách thuế để thúc đẩy quá trình CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH ở nước ta từ năm 1990 đến nay;
- Đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách thuế nhằm
thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trong
những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tập trung vào các chính sách thuế trong
mối quan hệ với việc phục vụ và thúc đẩy quá trình CDCCKT ở nước ta. Luận
án không đi sâu nghiên cứu về phí, lệ phí và các khoản thu của NSNN cũng như
công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế mà chỉ tập trung nghiên cứu trên
giác độ xây dựng chính sách.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và
thực tiễn, luận án có những đóng góp sau:
- Luận án đã khái quát và làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ cấu kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCKT, các tiêu chí
đánh giá CDCCKT, từ đó xác định rõ mô hình CNH và cơ cấu kinh tế thích hợp
mà Việt Nam đang hướng tới.
- Luận án đã khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế
đồng thời phân tích và chứng minh vai trò tác động của thuế đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế bằng phương pháp định tính và định lượng.
- Luận án đã phân tích chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về CDCCKT qua các thời kỳ từ năm 1990 đến nay, từ đó đưa ra nhận
xét và đánh giá tác động của chính sách thuế tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
các chủ trương của Đảng và Nhà nước, những kết quả đạt được, những vấn đề
tồn tại và yêu cầu đặt ra đối với các chính sách thuế nhằm thúc đẩy CDCCKT.
- Luận án đã nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của nước ngoài
trong việc sử dụng công cụ thuế để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đúc
rút thành những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạch định cũng như
thực thi các chính sách thuế nhằm tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp về thuế, trong đó tập trung
vào nội dung đổi mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách thuế trên nền
tảng lý luận, thực tiễn cùng với những điều kiện thực hiện cơ bản để đảm bảo
các giải pháp này được thực thi một cách hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam theo hướng CNH, HĐH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16