Mã tài liệu: 88906
Số trang: 128
Định dạng: docx
Dung lượng file: 439 Kb
Chuyên mục: Thời trang
Thể chế hóa chủ trương của Đảng, tại Kỳ họp thứ VIII ngày 28/10/1995, Quốc hội Khóa IX đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân; ngày 21/5/1996 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành “Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính”, đã được sửa đổi, bổ sung năm 1998 tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân. Những quy định này gọi là những quy định về tố tụng hành chính.
Các văn bản pháp luật trên là cơ sở pháp lý cho việc xác lập một thiết chế mới - thiết chế được nhiều nhà khoa học pháp lý coi là một “biểu hiện” đặc trưng của nhà nước pháp quyền, thể hiện chế độ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước, bảo đảm thực hiện quyền công dân và pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua thủ tục tố tụng với những nguyên tắc dân chủ, công khai, bình đẳng. Ngoài ra, các quy định này còn trao cho công dân một công cụ mới để thực hiện quyền khiếu nại đối với CQNN, cán bộ của CQNN. Thể hiện một bước tiến mới của nhà nước ta trong việc tạo ra các điều kiện về mặt pháp luật để chủ động hội nhập quốc tế.
Kể từ khi được ban hành, các quy định của pháp luật tố tụng hành chính đã phần nào khẳng định vai trò của mình trong việc giải quyết tranh chấp hành chính, đóng góp vào công cuộc cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, buộc các cơ quan hành chính nhà nước phải tự nâng cao năng lực, hoàn thiện thủ tục và phương thức quản lý xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế thì các vụ án được khởi kiện tại tòa án hành chính chiếm một số lượng không lớn so với tổng số các vụ khiếu kiện hành chính, hoặc có khởi kiện thì vì lý do này, lý do khác, như chưa qua thủ tục khiếu nại tại cơ quan hành chính, vụ việc không thuộc thẩm quyền của tòa án, đã hết thời hiệu khởi kiện, nên tòa án không thụ lý giải quyết. Các văn bản tố tụng hành chính quy định về trình tự, thủ tục còn chưa phù hợp với đặc thù của tố tụng hành chính; cơ chế, chính sách đối với Tòa án nói chung, Tòa hành chính nói riêng còn có những điểm chưa hợp lý, nên còn để xảy ra tình trạng Thẩm phán “e ngại” khi giải quyết các vụ án hành chính. Một số cơ quan hành chính, cán bộ công chức hành chính có QĐHC, HVHC bị khởi kiện do không hiểu rõ hoặc không tôn trọng các quy định của pháp luật tố tụng hành chính đã không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính, làm cho thiết chế Toà hành chính không thể thực hiện đầy đủ được vai trò bảo vệ quyền công dân mà Đảng và Nhà nước mong muốn khi thành lập ra nó.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật tố tụng hành chính
Chương 2. Thực trạng vai trò của pháp luật
Chương 3. Những quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật tố tụng hành chính
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 851
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 221
👁 Lượt xem: 1122
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1818
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 864
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 1011
⬇ Lượt tải: 16