Mã tài liệu: 131899
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
1. Phê bình văn học vừa là hoạt động vừa là một bộ môn khoa học của văn học. Là một hoạt động giải thích, đánh giá, phẩm bình các tác phẩm văn học, phê bình văn học giữ vai trò tổ chức trong đời sống văn học. Nó nhận thức các khuynh hướng vận động của văn học đương đại, giải thích các tác phảm văn học, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho độc giả và kêu gọi nhà văn sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật theo quan điểm xã hội – thẩm mĩ do nó thiết lập. Với ý nghĩa ấy, V. Bê - lin - xki gọi phê bình văn học là “sự tự nhận thúc của thời đại”, là “mĩ học vận động”. Để đánh giá sự phát triển, hoàn thiện của một giai đoạn văn học hay một nền văn học, không thể không chú ý đến sự phát triển của phê bình văn học.
Phê bình văn học Việt Nam là đứa con đẻ của quá trình hiện đại hoá văn học từ đầu thế kỉ XX. Từ khi nhà phê bình văn học chuyên nghiệp đầu tiên là Thiếu Sơn cho ra mắt cuốn Phê bình và cảo luận (1933), đến nay, phê bình văn học của Việt Nam đang ở trên chuyến tàu tốc hành để bắt kịp phê bình văn học thế giới. Các phương pháp phê bình gối tiếp nhau, chứ không phải nối tiếp nhau, ra đời với nhiều cây bút phê bình xuất sắc: Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Tửu, Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê... Vì vậy, việc nghiên cứu sự hình thành, phát triển và những thành tựu của phê bình văn học Việt Nam là cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
2. Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, ông còn viết rất nhiều văn xuôi, chủ yếu là tiểu luận, phê bình văn học. Về số lượng, chắc không kém Hoài Thanh. Về thể tài, phong phú gần như Xuân Diệu. Ông đã cho ra đời nhiều tập phê bình lí luận: Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Từ gác Khuê văn đến quán Trung tân (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Ngoại vi thơ (1987)...; nhiều bài trao đổi ý kiến với bạn đọc đăng trên tuần báo Văn học, sau này tổng hợp in thành tập Nói chuyện thơ, Vào nghề; một tập tiểu luận văn thơ thiếu nhi: Những nàng tiên trên mặt đất... Điều này bộc lộ cho chúng ta thấy một phương diện khác của tài năng Chế Lan Viên: tài năng của một cây bút phê bình. Những tiểu luận, phê bình văn học của ông có sự thống nhất về phong cách với các tác phẩm thơ ở chất trí tuệ và tài hoa. Trong suốt một thời gian dài, công chúng đã tiếp nhận những bài phê bình của Chế Lan Viên với một thái độ trân trọng dành cho một cây bút phê bình có uy tín. Việc nghiên cứu một Chế Lan Viên trong phê bình là cần thiết để có cái nhìn toàn diện về phong cách của một tác gia tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
nội dung chính:
Chương I
Những quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên
Chương II
Văn phong phê bình Chế Lan Viên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 181
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 99
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 1
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16