Mã tài liệu: 301357
Số trang: 23
Định dạng: doc
Dung lượng file: 216 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT=Times New Roman]SƠ LƯỢC NỘI DUNG:
PHẦN A: Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vồn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) tại tỉnh Bình Định. 3
I. Huy động vốn của ngân hàng thương mại. 3
1. Các hình thức huy động vốn. 3
a. Nguồn vốn huy động tiền gửi: 3
b. Nguồn vốn vay: 4
2. Vai trò của huy động vốn tại các ngân hàng tương mại: 5
a. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại: 5
b. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng: 5
c. Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế: 5
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn: 6
II. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) tỉnh Bình Định. 6
1. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng AGRIBANK tỉnh Bình Định: 7
2. Đồng tiền dùng trong huy động vốn: 7
3. Quyền lợi của khách hàng gửi tiền: 7
4. Trách nhiệm của Ngân hàng: 8
5. Lãi suất huy động: 8
6. Qui định trả lãi: 8
PHẦN B: Tìm hiểu 3 thể thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế: Thể thức thanh toán bằng séc, bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. 10
I. Thể thức thanh toán bằng séc. 10
1. Khái niệm: 10
2. Những người liên quan đến séc. 12
3. Sơ đồ lưu thông séc. 14
4. Phân loại séc. 16
5. Ưu, nhược điểm của thể thức thanh toán bằng séc. 18
II. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu. 18
1. Khái niệm về uỷ nhiệm thu. 18
2. Phương thức thanh toán bằng hình thức uỷ nhiệm thu. 19
3. Nội dung thanh toán bằng ủy nhiệm thu. 20
4. Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng ủy nhiệm thu. 20
III. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền. 21
1. Khái niệm uỷ nhiệm chi. 21
2. Phương thức thanh toán bằng hình thức uỷ nhiệm chi 21
3. Thực trạng về thể thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi. 22
4. Nội dung thanh toán ủy nhiệm chi. 23
5. Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng ủy nhiệm chi. 23
PHẦN A:
Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vồn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) tại tỉnh Bình Định.
I. Huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội... với nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch ), tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội , tiền gửi tiết kiệm của dân cư , tiền gửi các ngân hàng khác.
1. Các hình thức huy động vốn.
a. Nguồn vốn huy động tiền gửi:
- Tiền gửi không kỳ hạn.
Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với tài khoản tiền gửi này, mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, tuy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán.
Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi cho nên ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn vì chủ động được thời gian. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng. Để mở rộng khoản vốn này, ngoài biện pháp lãi suất, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc sổ xố trúng thưởng…
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 2938
⬇ Lượt tải: 17