Mã tài liệu: 277723
Số trang: 75
Định dạng: zip
Dung lượng file: 615 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một trong những nhân tố tạo sự thay đổi lớn đối với môi trường hoạt động của lĩnh vực Tài chính_ Ngân hàng trong thời gian tới là nước ta gia nhập vào WTO. Nhận rõ sức ép này, các Ngân hàng thương mại trong nước đã đẩy mạnh tiến trình củng cố, tái cơ cấu lại Ngân hàng.
Với sức ép của quá trình hội nhập, vấn đề đặt ra đối với hầu hết các Ngân hàng Thương mại trong nước hiện nay là làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội của thị trường mở.
Để đối phó với sự xâm nhập mạnh mẽ cuả các Ngân hàng nước ngoài (Chính phủ ta cho phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài), các Ngân hàng Thương mại trong nước đã khai thác tối đa cơ hội trong thị trường Ngân hàng bán lẻ thông qua các dịch vụ chất lượng cao và sản phẩm mới.
Theo lộ trình từ nay đến 2010, nước ta sẽ mở cửa căn bản thị trường dịch vụ Ngân hàng và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính trên cơ sở các nguyên tắc của WTO, nhằm đảm bảo quyền kinh doanh của các Ngân hàng nước ngoài theo cam kết đa phương và song phương, loại dần các phương pháp bảo hộ đối với các Ngân hàng trung ương.
Để thích ứng với điều kiện kinh tế năng động và những thay đổi của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng phải thường xuyên đổi mới. Trong quá khứ, hiện tại hay tương lai các Ngân hàng Thương mại luôn tìm kiếm các cơ hội để thu lợi nhuận qua việc tăng trưởng nguồn vốn bằng nhiều cách khác nhau.
Trong công cuộc đổi mới, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các chính sách Ngân hàng thường xuyên được chấn chỉnh và sửa đổi theo hướng chủ động, linh hoạt, hòa nhập với cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế với hướng tăng huy động vốn và đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, tín dụng.
Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay các thành phần kinh tế luôn luôn cần có sự trợ giúp về vốn để có thể đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Trong những năm gần đây Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đang có những chuyển mình về kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn lại là vấn đề còn nan giải đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Nhu cầu đó đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn. Việc tài trợ này, đã được các Ngân hàng Thương mại chủ động đóng góp vai trò của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng. Trong số đó có Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Á Châu – Chi nhanh An Giang.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn như trên Ngân hàng TMCP Á Châu – CN An Giang cũng đã đóng góp một phần nào trong việc đầu tư các khoản tín dụng vào nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Á Châu – CN An Giang là Ngân hàng được đánh giá là đơn vị kinh doanh có hiệu quả liên tục nhiều năm. Hoạt động Ngân hàng luôn bám sát định hướng kinh doanh của HĐQT trụ sở chính, đồng thời bám sát chủ trương, chính sách và các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh đã tập trung đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng phát triển. Thành quả trên có được khẳng định tính hiệu quả của hoạt động Tín dụng tại chi nhánh. Trong giai đoạn biến động như ngày nay thì một trong những nhân tố đáng quan tâm của các Ngân hàng chính là công tác thẩm định và ACB cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, công tác thẩm định các dự án từ những khoản tín dụng đã được Chi nhánh quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc để qui trình thẩm định tại chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn.
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Cần Thơ và được tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN An Giang em nhận thấy việc tìm hiểu và phân tích hiệu quả công tác thẩm định tín dụng là cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh An Giang” làm nội dung viết Luận văn tốt nghiệp cho mình.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiều công tác thẩm định Tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang để từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập số liệu: Các báo cáo và tài liệu của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang, thông tin trên báo.
- Các phương pháp thống kê phân tích.
- Phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm.
- Phân tích số liệu và đánh giá số liệu với số tương đối và số tuyệt đối.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu - CN An Giang đa dạng và phong phú. Nhưng vì thời gian thực tập và khả năng tiếp nhận của bản thân có hạn. Vì thế em không thể phân tích một cách sâu sắc các hoạt động của Ngân hàng, nên nội dung của luận văn chỉ xin được đề cập đến công tác tổ chức thẩm định Tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh An Giang là chủ yếu.
Trong quá trình thực hiện Đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh An Giang để luận văn được hoàn thiện hơn.
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG
I.1. Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của tín dụng
I.1.1. Khái niệm
I.1.2. Bản chất tín dụng
I.1.3. Chức năng tín dụng
I.1.3.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
I.1.3.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
I.1.3.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
I.1.4. Vai trò của Tín dụng
I.2. Phân loại Tín dụng
I.2.1. Dựa vào mục đích của tín dụng
I.2.2. Dựa vào thời hạn tín dụng
I.2.3. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
I.2.4. Dựa vào hình thái giá trị Tín dụng
I.2.5. Dựa vào phương pháp hoàn trả
I.2.6. Dựa vào xuất xứ Tín dụng
I.3. Các nguyên tắc Tín dụng
I.3.1. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo kỳ hạn đã thỏa thuận
I.3.2. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
I.3.3. Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương
I.4. Điều kiện tín dụng
I.5. Qui trình Tín dụng
I.5.1. Ý nghĩa của việc thiết lập qui trình Tín dụng
I.5.2. Qui trình Tín dụng căn bản
I.5.2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp Tín dụng
I.5.2.2 Phân tích tín dụng
I.5.2.3. Quyết định và ký hợp đồng Tín dụng
I.5.2.4. Giải ngân
I.5.2.5. Giám sát Tín dụng
I.5.2.6. Thanh lý hợp đồng Tín dụng
II. Thẩm định Tín dụng
II.1. Giới thiệu về thẩm định Tín dụng
II.1.1. Mục tiêu thẩm định Tín dụng
II.1.2. Các loại dự án
II.1.3. Qui trình phân tích dự án
II.2. Thẩm định ngân lưu của dự án
II.2.1. Xử lý các biến số ngân lưu
II.2.2. Xử lý lạm phát
II.2.3. Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ
II.2.4. Hai phương pháp ước lượng ngân lưu
II.2.5. Những cạm bẩy thường gặp trong ước lượng ngân lưu
II.3. Thẩm định chi phí vốn của dự án
II.3.1. Giới thiệu
II.3.2. Chi phí sử dụng vốn bộ phận
II.3.2.1. Chi phí sử dụng nợ
II.3.2.2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
II.3.2.3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
II.3.2.4. Chi phí sử dụng vốn trung bình trọng số (WACC)
II.3.2.5. Những cạm bẩy thường gặp trong ước lượng chi phí sử dụng vốn của dự án
II.4. Thẩm định chỉ tiêu quyết định đầu tư dự án
III.4.1. Hiện giá ròng
II.4.2. Suất sinh lời nội bộ (IRR)
II.4.3. Thời gian hoàn vốn (PBP)
II.4.4. Suất sinh lời bình quân trên giá trị sổ sách
II.4.5. Chỉ số lợi nhuận (PI)
II.4.6. Những cạm bẫy khi thẩm định chỉ tiêu quyết định đầu tư dự án
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU AN GIANG
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
II. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN AN GIANG
II.1. Quá trình hình thành và phát triển
II.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
II.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
II.3.1. Ban Giám Đốc
II.3.2. Phòng Tín dụng-TTQT
II.3.3. Phòng hành chánh-kế toán
II.3.4. Phòng giao dịch-ngân quỹ
II.3.5. Tổ bảo vệ
II.4. công tác tổ chức nhân sự
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG
III.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
III.2. Thuận lợi và khó khăn
III.2.1. Thuận lợi
III.2.2. Khó khăn
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ACB AN GIANG
I.1. Phân tích tình hình huy động vốn
I.2. Phân tích tổng dư nợ cho vay
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG
II.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ACB-CN An Giang
II.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn
II.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
II.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
III. QUI TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI ACB:
III.1. Thu thập thông tin khách hàng:
III.1.1. Các hồ sơ cần thiết yêu cầu khách hàng cung cấp
III.1.1.1. Đối với mới quan hệ lần đầu
III.1.1.2. Đối với khách hàng đã nhiều lần quan hệ tín dụng
III.1.2. Phỏng vấn khách hàng
III.1.3. Nguồn thông tin bên trong
III.1.4. Nguồn thông tin bên ngoài
III.2. Nhân viên A/O thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến
III.2.1. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định
III.2.2. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ và đề xuất ý kiến
III.2.2.1. Thẩm định khách hàng và làm tờ trình thẩm định khách hàng
III.2.2.2. Phân tích qui trình thẩm định Bất động sản
III.2.2.3. Ý kiến nhận xét của Cán bộ tín dụng
III.3. Ban Tín dụng xét duyệt và quyết định
III.4. Đánh giá qui trình thẩm định
III.4.1. Ưu điểm
III.4.2. Hạn chế
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI ACB AN GIANG
I.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
I.2. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn
II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 17
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16