Mã tài liệu: 304114
Số trang: 84
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 404 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỞ ĐẦU
Mục tiêu nghiên cứu
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, hội nhập kinh tế đất nước vào khu vực và thế giới đã trở thành một xu thế tất yếu và một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong thời đại hiện nay. Xu hướng này đang hình thành ngày càng rõ nét, đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước, thị trường tài chính đang mở rộng phạm vi hoạt động gần như không biên giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu sắc và gay gắt thêm quá trình cạnh tranh.
Kết thúc quá trình gia nhập tổ chức thương mại WTO vào tháng 11 năm 2006, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ mở cửa hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Vì thế, việc đa dạng hoá và phát triển sản phẩm mới là một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Để đạt mục tiêu này, các định chế tài chính Việt Nam đã nhanh chóng đưa các sản phẩm tài chính mới trên thế giới vào triển khai áp dụng ở thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring). Nghiệp vụ này nếu được triển khai an toàn và hiệu quả, sẽ góp tên trong danh mục sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng trên thế giới, nghiệp vụ bao thanh toán đã trở nên quen thuộc và được áp dụng rộng rãi hơn 100 năm qua. Thế nhưng đối với thị trường tài chính Việt Nam, đây lại là một nghiệp vụ còn khá mới
2
mẻ. Việc đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào áp dụng trên thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề về văn bản pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần phải hoàn thiện hơn. Các ngân hàng còn gặp nhiều lúng túng trong việc đem nghiệp vụ này vào triển khai và vận hành. Các doanh nghiệp thì lại khá xa lạ đối với khái niệm “bao thanh toán”.
Thực trạng chung đó đã đưa ra một yêu cầu cấp thiết đối với thị trường tài chính Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng là phải nghiên cứu kỹ lưỡng nghiệp vụ bao thanh toán, không chỉ về định nghĩa, bản chất của nghiệp vụ mà còn về tình hình thực trạng, những thuận lợi, khó khăn hiện nay để từ đó đưa các giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ. Đó cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của Luận văn này với đề tài “PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu tổng quan cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán và kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã áp dụng thành công hoặc thất bại nghiệp vụ này, từ đó, nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân khách quan và chủ quan, Luận văn đã nêu bật một số giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán nhằm đưa nghiệp vụ này sớm được triển khai và áp dụng rộng rãi trên thị trường tài chính Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
3
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Luận văn còn được nghiên cứu dựa trên sự hướng dẫn và trao đổi ý kiến với giảng viên hướng dẫn, với các cán bộ nghiệp vụ ngân hàng Á Châu, ngân hàng HSBC và các tài liệu tham khảo khác.
Đóng góp của luận văn
Đề tài đã nêu bật tính cấp thiết, giúp ta có cái nhìn khái quát về thực trạng tình hình nghiệp vụ bao thanh toán trên thị trường tài chính Việt Nam, từ đó, góp phần nêu bật những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán, giúp cho dịch vụ tài chính mới này có thể áp dụng và vận hành một cách trôi chảy hơn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Kết cấu đề tài
Nội dung cơ bản của Luận văn được thể hiện qua ba chương sau:
Chương 1: Tổng quan về tài trợ thương mại và cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán.
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Do đề tài còn khá mới mẻ, Luận văn sẽ không tránh khỏi còn những thiếu xót cả về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn. Kính mong được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để người viết có hiểu biết hoàn chỉnh hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 20