Mã tài liệu: 303438
Số trang: 465
Định dạng: rar
Dung lượng file: 21,290 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Lời nói đầu
Cuộc cách mạng Công nghệ thông tin (CNTT) đang có những tác động sâu đậm
tới nền kinh tế thế giới. CNTT nói chung và mạng Internet nói riêng đang diễn ra
cùng với quá trình xuất hiện của thuyết “kinh tế mới” - một cuộc cách mạng tư
duy kinh tế trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới, đó là làn sóng
toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Kinh tế mới được hiểu trong bối cảnh những ứng dụng sâu rộng của CNTT và
Internet đang làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ (các phương thức kinh doanh điện tử). Nghiên cứu sản phẩm, tiếp
thị, quảng cáo, bán hàng, hỗ trợ khách hàng và những hoạt động phi sản xuất
khác trở thành những chức năng chính của một tổ chức sản xuất kinh doanh.
Hoạt động ngân hàng ngày nay đã trở thành ngành công nghiệp mang tính chất
quốc tế, được tổ chức với trình độ cao và ngành cung cấp các dịch vụ tài chính
thực sự là một trong các lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất tương tự như ngành
viễn thông, dầu khí hay hàng không. Trên quan điểm xác định “Khách hàng là
tâm điểm của mọi hoạt động”, ngày nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh
Ngân hàng được gắn liền với việc xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng
Công nghệ thông tin. Hai chiến lược này được xác định mức độ quan trọng tương
đương nhau trong chiến lược phát triển tổng thể của Ngân hàng.
Cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật, đặc biệt là Công nghệ thông tin đã thay
đổi liên tục các sản phẩm, dịch vụ áp dụng trong quản lý – kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại. Đối với Ngân hàng thương mại, khi sử dụng các dịch vụ
Ngân hàng điện tử, những rào cản hay giới hạn về không gian và thời gian thực
sự bị phá vỡ. Sự xuất hiện hệ thống thông tin toàn cầu Internet đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng về công nghệ, về kỹ thuật và chuyển giao thông tin dữ
liệu. Từ đó, nhu cầu Khách hàng trở thành một áp lực mạnh mẽ buộc các Ngân
hàng phải thỏa mãn với nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao trên cơ sở ứng
dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các giao dịch thanh toán. Internet
banking bước đầu mới giải quyết được mối quan hệ thanh toán song phương của
một Khách hàng với Ngân hàng, ngay sau đó, sự ra đời của các giao dịch Thương
mại điện tử đã làm thay đổi về chất của các hoạt động thương mại. Lúc này,
thanh toán điện tử của Ngân hàng phục vụ các giao dịch giữa người mua và bán
tức thời cùng với các quan hệ đa phương/ đa quốc gia khác với chi phí thấp thì
đây thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng và phức tạp nhất về pháp lý - kinh tế - kỹ
thuật của Ngân hàng. Tuy nhiên, những vấn đề quan trọng hàng đầu để Internet
thực sự là động lực thúc đẩy phương thức kinh doanh mới này trong lĩnh vực
Ngân hàng chính là việc đổi mới các quy trình, mô hình kinh doanh, ứng dụng
rộng rãi CNTT, tính riêng tư, bản quyền số, thanh toán trên mạng, gian lận và tội
phạm… cần được nghiên cứu và hợp tác giải quyết.
Về quản lý nội bộ, các nhà lãnh đạo ngân hàng cần có một cơ sở hạ tầng hiện đại
và đủ tin cậy để cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ
chức, định hướng, điều phối và kiểm soát hệ thống nhằm thực hiện tốt những
mục tiêu của ngân hàng.
Việt nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, những cam kết
song phương và đa phương với các điều khoản về mở cửa các giao dịch thương
mại và hệ thống dịch vụ tài chính đồng thời với các yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ
tầng pháp lý, kỹ thuật và nghiệp vụ. Những lợi ích do Thương mại điện tử mang
tính hiện thực và nó thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc rút ngắn khoảng cách
về trình độ kinh tế – kỹ thuật và xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng đồng bộ các
giải pháp để đưa Thương mại điện tử trở thành phương tiện giao dịch phổ biến và
hiệu quả cho các cơ quan Chính phủ, Tổ chức kinh tế và mọi người dân, góp
phần thực hiện thắng lợi chiến lược Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước
đối với lĩnh vực Ngân hàng thực sự trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bản tài liệu này sẽ báo cáo kết quả nghiên cứu những kỹ thuật, công nghệ, giải
pháp ứng dụng trong Thanh toán điện tử tại một số quốc gia trên thế giới kết hợp
với tình hình thực tế tại Việt nam; qua đó xây dựng và triển khai mô hình thử
nghiệm ứng dụng thanh toán điện tử trong thương mại điện tử tại Việt nam. Trên
cơ sở đó, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Công thương Việt nam đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị với Chính phủ nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc triển khai xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử cho Thương mại điện
tử tại Việt nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 76
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 465
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16