Mã tài liệu: 67987
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 309 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên sôi động, do đó nhu cầu về thanh toán ngày càng cao. Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế Việt Nam vẫn được coi là nền kinh tế tiền mặt vì thanh toán bằng tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán. Điều này gây lãng phí rất lớn cho xã hội và cho công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp. Riêng đối với Ngân hàng, bên cạnh khó khăn trong quản lý, thanh toán bằng tiền mặt còn làm ảnh hưởng xấu đến công tác điều hòa vốn trong hệ thống cũng như quá trình hiện đại hóa Ngân hàng.
Tình trạng trên do rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là chúng ta đi lên từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, nên tiền mặt vẫn là phương tiện được ưa chuộng. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng là dịch vụ thanh toán Ngân hàng chưa tạo ra những tiện ích hơn hẳn thanh toán bằng tiền mặt.
Trong điều kiện thương mại và thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển như hiện nay, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng là điều tất yếu. Ngân hàng với vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế đi đầu trong việc phát triển thanh toán điện tử, ứng dụng công nghệ trong thanh toán, từ đó thúc đẩy thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam.
Thanh toán điện tử là một phương thức ứng dụng công nghệ thông tin vào Ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán điện tử được tin học hoá đã có những bước tiến triển đáng kể trong hệ thống Ngân hàng, vòng quay vốn nhanh hơn, tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể, hạn chế lạm phát, thời gian thanh toán nhanh và đạt độ chính xác cao.
Hiện nay thanh toán điện tử cho ta nhận thức mới mẻ, hoàn toàn khác thanh toán vốn nhiều thủ tục phiền hà trước kia. Xuất phát từ những quan điểm trên nên thanh toán điện tử đã đi vào hoạt động một cách nhanh chóng trong hệ thống Ngân hàng ngày 01/07/1996 theo quy chế điện tử của Thống đốc Ngân hàng.
Phương thức thanh toán điện tử này đã đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng và giúp cho quá trình quản lý vốn trong Ngân hàng thuận lợi hơn nhưng cho đến nay thanh toán điện tử vẫn chưa khai thác triệt để và chưa phát huy hết tác dụng vốn có của nó.
Kết cấu đề án:
Đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quát về NHTM và phương thức thanh toán điện tử tại NHTM.
Chương 2: Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Cẩm Phả.
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử tại NHCT Cẩm Phả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 76
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 186
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16