Mã tài liệu: 258513
Số trang: 65
Định dạng: doc
Dung lượng file: 470 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,6%/năm. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam trở thành nước thứ 2 Thế giới về xuất khẩu lương thực, các sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có nhiều yếu tố góp vào thành công đó, trong đó tín dụng Ngân hàng có một đóng góp hết sức to. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn qua kênh tín dụng Ngân hàng tăng 30 - 40% / năm. Một trong những thay đổi cơ bản trong tín dụng Ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là chuyển hướng cho vay hộ nông dân. Vốn tín dụng Ngân hàng đầu tư cho kinh tế hộ chiếm 60 - 70 % tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cơ chế cho vay đối tượng này ngày càng được hoàn thiện. Chính sách của Đảng, Chính Phủ ngày càng cởi mở và sát với thực tiễn, được NHNN cụ thể bằng các cơ chế và NHNo & PTNT hướng dẫn trong các quy định cho vay. Có thể nói, việc mở rộng cho vay kinh tế hộ đã giúp cho hàng triệu hộ nông dân được tiếp cận với tín dụng Ngân hàng, có nhiều cơ hội để xoá đói, giảm nghèo và làm giầu, làm thay đổi cuộc sống người dân và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Thanh Trì là một huyện phía nam của Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Công nghiệp, thương mại dịch vụ . chậm phát triển, do đó việc đầu tư vốn Ngân hàng cho hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện.
Tuy nhiên, trong quá trình Ngân hàng vận động, phát triển của kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng nông dân ngày càng bộc lộ nhiều vướng mắc. Việc nâng cao chất lượng cho vay không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Các thủ tục, quy trình cho vay luôn đòi hỏi phải cải tiến, vừa đảm bảo tiện ích cho dân nhưng cũng phải đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng.
Với đề tài "Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội" nhằm góp phần giải đáp câu hỏi đó - câu hỏi mà các cấp, các ngành, nhiều hộ gia đình và cán bộ Ngân hàng quan tâm.
2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề thực tập
Phân tích những vấn đề có tính lý luận cơ bản về kinh tế hộ đối với nông nghiệp, nông thôn
Làm rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ.
Phân tích thực trạng cho vay hộ sản xuất của NHNo Thanh Trì trên địa bàn huyện.Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo Thanh Trì cũng như NHNo & PTNT Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung nghiên cứu các khoản cho vay của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì trong thời gian 2003-2004 từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo Thanh Trì.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đi từ nhận thức từ các quan điểm, lý luận, đặc điểm chính của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường, để phân tích đánh giá, tìm các biện pháp nâng cao chất lượng trong cho vay hộ sản xuất ở NHNo Thanh Trì.Chuyên đề sử dụng kết hợp một số phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy đổi mới, phân tích diễn giải, kết hợp với phương pháp tổng hợp thống kê. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để minh hoạ và lựa chọn phương án tối ưu.
5. Những đóng góp của chuyên đề
Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay hộ sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất và tình hình quản lý chất lượng cho vay hộ sản xuất trong thời gian qua, xác định những tồn tại và phát hiện những vấn đề cần bổ sung về chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo Thanh Trì. Từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo Thanh Trì.
Thứ ba: Đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp, các ngành có liên quan nhằm đổi mới cơ chế quản lý tín dụng để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất.
6. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương.
Chương 1: Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16