Mã tài liệu: 303415
Số trang: 103
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 874 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa chọn đề tài.
Sự phát triển của kinh tế toàn cầu là sự liên kết và hòa nhập giữa kinh tế các nước vào kinh tế toàn cầu thành một thị trường thống nhất, đặc biệt các nước đang phát triển, mà đang bước vào thời kỳ hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ. Đây là một cơ hội thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Champasack nói riêng, trong việc đón nhận ĐTNN của nhiều quốc gia trên toàn cầu. Mặt khác, ĐTNN không phải là nguồn vốn tài chính đơn thuận, đi cung với nó là công nghệ tiên tiến, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tiếp cận thị trường toàn cầu. Bằng những biện pháp thích hợp và thu hút vốn ĐTNN, nhiều nước kém và đang phát triển trong thời gian qua đã thu được những kết quả to lớn trong cuộc cạnh tranh này.
Sau một quá trình chuẩn bị khó khăn và phức tạp, ngày 23/07/1997 Lào đã trở thành một thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông nam – Á (ASEAN), mang đầy đủ những đặc điểm của một nước kém phát triển; mức sống thấp, năng suất thấp phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu những hàng sơ chế. Do vậy trong việc xây dựng lại đất nước thì chính phủ Lào nói chung và chính quyền tỉnh Champasack nói riêng rất cần nguồn vốn ĐTNN để góp phần phát triển kinh tế, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong và ngoài khu vực.
Do chủ trương cố gắng thu hút nguồn vốn nước ngoài của tỉnh sau chính sách mở cửa và Luật đầu tư nước ngoài ra đời 14 / 03 / 1994, tính đến cuối năm 2005 đã thu được hơn 21,1 triệu USD tương đương với 221,6 tỷ Kíp lượng vốn ĐTNN. Nhưng, môi trường đầu tư của tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư,
công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều khiếm khuyết nên vốn vào chưa nhiều. Hơn nữa trải qua 10 năm hợp tác đầu tư với nước ngoài-một lĩnh vực mới đẩy thách thức và phức tạp đối với tỉnh Champasack. Do vậy, tất cả đó là những lý do mà tác giả chọn đề tài : “Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack, (CHDCND Lào) đến năm 2020” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Champasack.
- Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút ĐTNNN vào tỉnh Champasack.
- Đề xuất các giải pháp để hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là về vấn đề thu hút ĐTNN vào tỉnh Champasack đến năm 2020, đây là vấn đề liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế quốc gia, tài chính quốc giá, luật pháp liên quan tới các hoạt động kinh tế quốc giá và nhiều hoạt động có liên quan tới các ngành và nhiều hình thức khác nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở những số liệu đã thu thập từ Sở kế hoạch và Đầu tư; tỉnh Champasack là chủ yếu, từ đó rút ra những kết luận khả dụng. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như phương phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch quy nạp, phương pháp duy vật biẹn chứng, sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài.
5. Những đóng góp của đề tài.
Đề tài nêu một hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu
tư nước ngoài vào tỉnh Champasack.
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và đánh giá các nguyên
nhân ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Tỉnh Champasack theo hướng CNH-HĐH.
- Trên cơ sở đó, Luận án đề ra một số hệ quan điểm và giải pháp có tính
chất khả thi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào thực hiện chiến lược CNH-HĐH ở tỉnh Champasack.
6. Nội dung nghiên cứu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phục lục, toàn bộ nội dung của luận án được trình bày theo kết cấu sau:
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÀO.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK THỜI GIAN QUA.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK (CHDCND LÀO) ĐẾN NĂ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16