Mã tài liệu: 131845
Số trang: 222
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Quan hệ lao động trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, nó vừa là quan hệ kinh tế đồng thời lại là quan hệ có tính xã hội và nhân văn sâu sắc bởi nó liên quan mật thiết đến yếu tố con người; nó vừa là quan hệ thỏa thuận vừa là quan hệ phụ thuộc; nó là quan hệ bình đẳng song bởi khả năng nảy sinh giá trị khi sử dụng nên dễ dẫn đến sự bất công và bóc lột trong quan hệ; nó là quan hệ cá nhân đồng thời lại bị chi phối của quan hệ có tính tập thể... Chính vì vậy, việc trao đổi hàng hóa sức lao động không thể giống như các giao dịch hàng hóa thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thức pháp lý vừa tạo ra sự lưu thông bình thường, thuận tiện vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp các bên trong quan hệ lao động. Hình thức pháp lý đó chính là hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Trong hệ thống pháp luật lao động, HĐLĐ là một chế định chiếm vị trí rất quan trọng do đó đây là nội dung sớm được quy định và giữ vai trò trung tâm trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật lao động nhằm điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Một trong những văn bản pháp luật kinh tế có hiệu lực pháp lý cao trong thời kỳ đầu đổi mới là Pháp lệnh Hợp đồng lao động ngày 30/8/1990. Sau đó, trước sự phát triển của thị trường lao động, nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội và trên cơ sở rút kinh nghiệm sau mấy năm thực hiện - ngày 23/6/1994, Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua là sự đánh dấu cho bước phát triển không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của pháp luật lao động nói chung và pháp luật HĐLĐ nói riêng. Song, sau một thời gian đáng kể thực hiện pháp luật HĐLĐ, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận như đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân; quyền tự định đoạt của người sử dụng lao động trong việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động...; đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ; góp phần giải quyết việc làm và một số các vấn đề xã hội... thì pháp luật HĐLĐ đã bộc lộ một số vấn đề bất hợp lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu có tính bản chất của quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính vì vậy, ngày 2/4/2002 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và có hiệu lực từ 1/1/2003 trong đó chương HĐLĐ được sửa đổi nhiều nhất (8/17 điều). Tuy nhiên, ngay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động cũng chưa giải quyết hết được những vấn đề đang còn tồn tại của pháp luật HĐLĐ. Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của chúng ta trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật lao động nói chung, HĐLĐ nói riêng là giữa mong muốn ban hành một Bộ luật Lao động tiến bộ, văn minh với xuất phát điểm còn thấp của cơ sở kinh tế với những đặc thù của quan hệ lao động đang trong quá trình chuyển đổi và ý thức pháp luật còn hạn chế của các chủ thể trong quan hệ lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về HĐLĐ, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật HĐLĐ thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐLĐ là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Hợp Đồng Lao Động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam
Chương 2: Pháp luật về hợp đồng lao động và thực trạng áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng lao động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem