Mã tài liệu: 298604
Số trang: 64
Định dạng: rar
Dung lượng file: 886 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT=Times New Roman]NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG.
1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản ) với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được thành cho vay, cho thuê, bảo lãnh, chiết khấu. Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản mang lại thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều rủi ro. Do đó cần phải phân loại cho vay để có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào mục đích sử dụng:
+ Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay bất động sản.
+ Cho vay nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trung hạn.
+ Cho vay dài hạn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng:
+ Cho vay không đảm bảo.
+ Cho vay có đảm bảo.
Căn cứ vào tiêu thức hình thái của cho vay:
+ Cho vay bằng tiền.
+ Cho vay bằng tài sản.
Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay:
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáo hạn.
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
Căn cứ vào phương thức cho vay:
+ Cho vay theo món.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Vậy thì cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là như thế nào? Cho vay tiêu dùng của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân. Là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình quyền sử dụng khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng. Các mục đích tiêu dùng có thể là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong gia đình, chi phí cho việc đi du học, …
1.2 Những đặc điểm của cho vay tiêu dùng tại các NHTM.
Để làm nổi bật và rõ hơn những đặc điểm của cho vay tiêu dùng, ta so sánh nó với cho vay kinh doanh.
Về mục đích vay: Cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân nhưng cho vay kinh doanh thì sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng trong khi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng là các tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ tiền vay hoặc từ tiền lương hay thu nhập; còn đối với cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận kinh doanh.
Về rủi ro: Phương thức cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại phục thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay. Do vậy khi bị mất việc, ốm đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn. Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ dựa trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, còn đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ngân hàng chỉ có thể dựa vào thu nhập từ tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông tin về tình hình sức khỏe cũng như dự định thay đổi việc làm trong tương lai của mình nên các ngân hàng rất khó xác định rủi ro khi cho vay tiêu dùng.
Và vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay khác của ngân hàng, điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái. Mặt khác người tiêu dùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trên hợp đồng.
Thêm một đặc điểm khác là người tiêu dùng thường chỉ vay một lần, ít có nhu cầu vay lại; không giống như các khoản vay thương mại: nhu cầu vay phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó nếu ngân hàng không có giải pháp mở rộng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này.
Về quy mô khoản vay: đa số các khoản vay tiêu dùng có giá trị không lớn trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng nhà đất, mua sắm những mặt hàng xa xỉ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng này lại khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng cao.
Luận văn chia làm 3 chương, dài 67 trang
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16