Mã tài liệu: 211828
Số trang: 78
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 855 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Sự “hội nhập kinh tế” của mỗi Quốc gia với phần còn lại của thế giới cho đến nay, xét về tổng thể không phải là điều mới mẻ. Tuy vậy, đối với từng quốc gia, ở những thời kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, vào sự phát triển của nền kinh tế sự hội nhập thể hiện trong những giới hạn và mức độ lại rất khác nhau. Trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế ở Việt Nam, hàng loạt các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế luôn được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu tăng cường của “mở cửa” và “hội nhập”. Tuy nhiên, so với những gì đã qua, nó cũng mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Những ràng buộc với các hiệp định quốc tế như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về hợp tác thương mại và dịch vụ của ASEAN bắt đầu từ năm 2005 đang là sức ép lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Các hoạt động của ngân hàng đều bắt nguồn từ hoạt động kinh tế chung và phục vụ cho hoạt động kinh tế chung đó, những đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào những thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Các NHTM không những chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng trong nước mà cả các nghiệp vụ NHQT. Tuy nhiên các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam còn rất sơ khai. Mặt khác, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp thì việc khai thông các nguồn vốn quốc tế là hết sức quan trọng. Do đó, việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, đặc biệt là tăng khả năng tham gia của các NHTM quốc doanh vào hệ thống Tài chính - Tiền tệ Quốc tế trở thành nhu cầu cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được em chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khoá luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết cơ bản và thực tiễn liên quan đến các nghiệp vụ NHQT, của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay (2001-2003).
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về nghiệp vụ NHQT và mở rộng nghiệp vụ NHQT của NHTM.
+ Phân tích thực trạng hoạt động nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam, qua đó chỉ ra những tồn tại của các NHTM trong việc thực hiện các nghiệp vụ NHQT.
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp để tiến hành nghiên cứu khoá luận này là: phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê, so sánh
4. Kết cấu của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Giải pháp mở rộng nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16