Mã tài liệu: 260546
Số trang: 91
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 663 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN đỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Sau gần 20 năm mở cửa, hơn bao giờ hết kinh tế Việt Nam đang trên đà
phát triển nhảy vọt, tốc độ phát triển kinh tế ngoại thương nhất là giao thương
xuất khẩu đang tăng trưởng ngày qua ngày. đặc biệt là sau ngày Việt Nam chính
thức là thành viên của tổ chức WTO thì kì vọng phát triển kinh tế ổn định và đẩy
mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa chủ lực càng được thể hiện rõ hơn qua các
họat động kinh doanh sôi nổi ở các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói riêng - vùng sông nước phù sa với thế mạnh về
xuất khẩu thủy sản. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng đi cùng với nó là
hàng loạt rủi ro mà các doanh nghiệp chúng ta đã, đang và có thể gặp phải trong
quá trình hội nhập, giao thương quốc tế. Chính vì vậy trong nghiệp vụ kinh
doanh của mình các doanh nghiệp cần đến sự trợ giúp đắc lực, chuyên nghiệp
của các ngân hàng thương mại. Vì thế, ngày nay, ngân hàng luôn là một đối tác
quan trọng và đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, không chỉ có sự
hỗ trợ về vốn một cách chặt chẽ mà ngân hàng còn khẳng định vai trò của mình
thông qua việc xử lý thành thạo các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán quốc tế của
các doanh nghiệp. đặc biệt đối với các công ty xuất khẩu thủy sản cả nước nói
chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng luôn phải đối mặt với những
khó khăn về địa lý, ngôn ngữ, các qui định về giao thương quốc tế, vốn luân
chuyển Vì thế ngân hàng luôn là một chủ thể quan trọng trong nghiệp vụ xuất
khẩu của họ. Với mục tiêu mang lại và bảo vệ lợi ích kinh tế cho khách hàng một
cách tốt nhất, song song với các hoạt động cơ bản ngân hàng luôn chú trọng đến
các hình thức hỗ trợ trong thanh toán quốc tế. Và vấn đề này ngày càng trở nên
phổ biến, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc chọn lựa ngân
hàng hợp tác. Hiện tại HSBC Việt Nam là ngân hàng được các giới chuyên môn
như các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các tạp chí tài
chính, kinh tế trong và ngoài nước đánh giá khá cao trong việc hợp tác và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp. HSBC đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh
toán xuất khẩu, các dịch vụ tiện ích để mang đến sự hài lòng cho khách hàng như
thế nào? Chính trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại ngân hàng này sẽ giúp
người viết tìm hiểu vấn đề một cách cụ thể hơn. đó là lý do người viết đã chọn
đề tài “Các hình thức hỗ trợ trong thanh toán quốc tế của HSBC đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại đBSCL” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, với kiến thức còn hạn chế và mang
nặng tính lý thuyết, quyển luận văn này chắc rằng sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Do đó người viết mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của Quý
thầy cô, cùng các bạn để quyển luận văn được hoàn thiện hơn.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Ngày 18/7/2006 tại Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội đBSCL giai đoạn
2006-2010 tổ chức ở TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ báo
cáo đánh giá kỹ về việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất và
chất lượng giáo dục, làm sạch môi trường, phòng chống dịch bệnh .; xây dựng
đBSCL trở thành một vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước.
Trong 5 năm qua, đBSCL đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả,
bền vững; các mặt văn hóa - xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với đồng bào Khơme và
nhân dân vùng ngập lũ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 10,41%, trong
đó GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7%/năm, công nghiệp xây dựng
tăng 17%/năm, thương mại dịch vụ tăng 13%/năm và thu nhập bình quân đầu
người đạt 7,83 triệu đồng/người/năm.
Bên cạnh đó đBSCL còn là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước, hiện
có hơn 1,1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 57,7% giá trị xuất khẩu,
52,22% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Theo dự thảo quy hoạch sản
xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng đBSCL đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020: đến năm 2010, tổng sản lượng chế biến cá tra, ba sa đạt 230.000 tấn,
chiếm 28% tổng sản lượng chế biến xuất khẩu của cả nước; 320.000-520.000 tấn
vào năm 2015 và đạt 425.000-690.000 tấn vào năm 2020.
Ngoài ra, cần phát triển mạnh ngành khai thác nuôi trồng thủy sản có giá
trị xuất khẩu cao, đặc biệt là tôm, cua và các loại đặc sản khác. đến năm 2005,
sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của vùng đạt được 1,7 triệu tấn và giá
trị xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1500 triệu USD. Mở rộng và nâng cao chất lượng
chế biến thủy sản tại Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh . đưa công suất
chế biến lên hơn 25 vạn tấn/năm vào năm 2007.
Hiện nay, các tỉnh đBSCL đang khẩn trương quy hoạch tổng thể hệ thống
thủy lợi cho vùng ven biển, vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau; hình
thành chương trình giám sát, bảo vệ và tăng cường các hoạt động về môi trường
cho các vùng khoanh nuôi và tập trung đầu tư vốn cho nuôi trồng thủy sản.
Với diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 657.000 ha, sản lượng nuôi và
đánh bắt cả vùng hằng năm lên đến 1,9 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu lên đến
1,8 tỉ USD, chiếm 53% kim ngạch cả nước. Tuy nhiên, hiện nay toàn vùng mới
chỉ có 136 cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản với công suất đạt 792.000
tấn/năm. Chính vì vậy tại hội thảo “Công nghiệp chế biến thủy sản đBSCL đến
năm 2010” tổ chức vào ngày 31-8 tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Công nghiệp đã đề ra
chiến lược “đến năm 2010, song song với công tác quy hoạch vùng nguyên liệu,
đBSCL sẽ phát triển 175 cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản, với năng lực chế
biến trên 1,1 triệu tấn/năm, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lên trên 3,8
tỉ USD .”
Với những định hướng và những kết quả khả quan đạt được trong chặng
đường 10 năm qua có thể khẳng định ngành thủy sản luôn là một thế mạnh là
một lĩnh vực luôn được đầu tư đúng mức, định hướng ưu tiên phát triển ở khu
vực đBSCL. Chính vì thế trong quá trình phục vụ thanh toán quốc tế và tài trợ
xuất khẩu, thủy sản đBSCL sẽ là một cơ hội, một thị trường tiềm năng để HSBC
nâng cao doanh thu, đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và tìm hiểu các hình thức hỗ trợ trong hoạt động thanh toán
quốc tế mà HSBC đang áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại
đBSCL để thấy được chế độ ưu đãi, cũng như những tiện ích của HSBC dành
cho khách hàng của mình so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, nhận ra được
các vấn đề tồn tại cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện
về việc hỗ trợ trong thanh toán quốc tế của HSBC đối với khách hàng là các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đBSCL cũng như các khách hàng khác.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu các hoạt động chủ yếu của trung tâm thanh toán quốc tế -
HSBC để nắm rõ các qui trình thanh toán xuất khẩu.
Tìm hiểu các hình thức hỗ trợ cho xuất khẩu của HSBC, từ đó cơ bản thấy
được nét khác biệt cũng như sự tiện ích trong dịch vụ mà ngân hàng hỗ trợ cho
các khách hàng.
Nghiên cứu các dữ liệu, số liệu tổng kết qua các năm để có thể đánh giá
hiệu quả hoạt động thanh toán, hỗ trợ xuất khẩu của HSBC đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề trên sẽ nhận thức được các vấn đề hiện
đang tồn tại trong nội bộ ngân hàng cũng như những tồn tại khách quan bên
ngoài để đưa ra các giải pháp hoàn thiện các hình thức hỗ trợ trong thanh toán
quốc tế của HSBC đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đBSCL.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Các hoạt động diễn ra thường xuyên hàng ngày tại trung tâm thanh toán
quốc tế ở HSBC. Hoạt động giao dịch chủ yếu của HSBC và các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản trên địa bàn vùng đBSCL.
1.3.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 05-03-2007 đến ngày 15-05-2007.
Các số liệu được thu thập từ năm 2004 đến nay.
1.3.3 đối tượng nghiên cứu
Nghiệp vụ giao dịch xuất khẩu.
Các hình thức hỗ trợ thanh toán quốc tế.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, điều đó đồng
nghĩa với việc xu hướng thương mại quốc tế gia tăng. Ngoại thương ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với kinh tế nước nhà. Cũng chính vì
thế các vấn đề thuộc phạm vi ngoại thương như thanh toán quốc tế, giao nhận
xuất nhập khẩu, hỗ trợ thanh toán, tài trợ ngoại thương . thường xuyên được các
tác giả, nhà kinh tế và cả các bạn sinh viên trong lĩnh vực kinh tế chọn làm vấn
đề nghiên cứu của mình. Và tất nhiên ngoại trừ một số khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên thực tập nghiên cứu về một địa điểm cụ thể thì gần như các đề tài đều
mang tính chất tổng quát bao hàm tính lý thuyết của thanh toán quốc tế như
nghiên cứu về các vấn đề:
Tổng quan về hoạt động ngân hàng.
Các nghiệp vụ ngân hàng về giao dịch xuất nhập khẩu
Các phương thức thanh toán chủ yếu trong ngoại thương
Các hình thức tài trợ ngoại thương
Một số đề tài đã nghiên cứu trước đây có nội dung tương tự vấn đề đang được
nghiên cứu:
a. Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ ngoại thương tại
Ngân hàng Ngọai thương - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Vietcombank). Qui mô
70 trang.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Hưng
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại, Khoa kinh tế, đại học quốc gia Tp. HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát thực tế trong quá trình thực tập
tại Vietcombank, sinh viên Nguyễn Phước Hưng đã hoàn thành đề tài nghiên cứu
của mình.
đề tài này giới hạn không gian nghiên cứu ở môi trường vi mô là
Vietcombank, và đối tượng nghiên cứu là các hình thức tài trợ trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu tại ngân hàng này. Các hình thức tài trợ ngoại thương đang được
áp dụng tại Vietcombank đã được tác giả trình bày rất chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên,
nội dung trình bày còn hạn chế về mặt số liệu để giúp người đọc có thể thấy rõ
hiệu quả hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu ở ngân hàng này.
b. Thu hoạch tốt nghiệp: Lý luận chung về tín dụng xuất khẩu ngắn hạn và
tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu ngắn hạn. Qui mô: 63 trang.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quỳnh Na
Chuyên ngành: Tài chính - Tín dụng, đại học Kinh tế, Tp. HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
đề tài được thực hiện bằng việc thu thập các thông tin có liên quan trên
internet như là các số liệu minh họa nhằm tạo tính thuyết phục cho đề tài; kết hợp
với việc sử dụng tài liệu tham khảo để hoàn thành nội dung nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, nó không
được nghiên cứu ở một ngân hàng cụ thể nào cả; phạm vi nghiên cứu của nó là
hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bao gồm ngân hàng nhà nước,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài Do đó nó cho chúng ta cái nhìn tổng quát về
hiệu quả của tín dụng xuất khẩu ngắn hạn trong toàn bộ nền tài chính của đất
nước hơn là cụ thể về một ngân hàng nào đó.
c. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp: Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu
tại Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Vietcombank). Qui
mô: 40 trang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thạch Hà
Chuyên ngành: K41 - A1, Trường đại học Ngoại thương, Cơ sở 2, Tp. HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
đề tài đựợc thực hiện trong quá trình người viết thực tập tại Vietcombank,
thâm nhập thực tế và sử dụng các tài liệu được ngân hàng cung cấp, phân tích số
liệu về kết quả hoạt động của ngân hàng để đánh giá tình hình hoạt động của
Vietcombank. Nội dung của đề tài có đề cập một số vấn đề về hỗ trợ thanh toán
xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương như là chiết khấu hối phiếu, hỗ trợ tín
dụng, nhưng nội dung chính vẫn là các phương thức thanh toán xuất khẩu như
thanh toán nhờ thu, thanh toán tín dụng chứng từ
Do khả năng tìm kiếm còn hạn chế, nên trên đây chỉ là một số đề tài tiêu
biểu gần gũi với nội dung cần nghiên cứu mà người viết tìm được để hỗ trợ cho
quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết sẽ không tập trung vào các
vấn đề trên mà sẽ dựa trên các cơ sở lí luận đó để đi sâu, tập trung giới hạn lại đề
tài cần nghiên cứu. Cụ thể, trong đề tài này chỉ tìm hiểu một khía cạnh của ngoại
thương đó là XUẤT KHẨU và một ngành hàng duy nhất là THỦY SẢN, đồng
thời đối tượng nghiên cứu sẽ là ngân hàng có vốn đầu tư của nước ngoài. Mục
đích chính của việc nghiên cứu này hướng đến việc thấy được hiệu quả hoạt
động của một ngân hàng nước ngoài có uy tín trên toàn thế giới đang hoạt động
tại Việt Nam, bên cạnh đó sẽ thấy được sự tiện ích cũng như chế độ ưu đãi của
HSBC đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và thủy sản đBSCL nói
riêng. Nếu như các đề tài nghiên cứu trước đây chủ yếu là bàn về cách thức giao
dịch, thanh toán, hỗ trợ ngoại thương về mặt tài chính, thì trong vấn đề nghiên
cứu này sẽ đề cập thêm vào đó các dịch vụ tiện ích phi tài chính hướng đến sự
tiện lợi cho khách hàng, các chương trình hỗ trợ khách hàng của HSBC nhằm thu
hút các doanh nghiệp xuất khẩu, gia tăng số lượng giao dịch xuất khẩu. Qua đó
cũng là một bài học kinh nghiệm hiệu quả cho hệ thống các ngân hàng nội địa
trong quá trình cạnh tranh đi tìm và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị
trường tài chính của Việt Nam hiện nay.
đồng thời đề tài cũng sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi "Vì sao HSBC được
bình chọn là Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam năm 2006"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16