Mã tài liệu: 97070
Số trang: 55
Định dạng: docx
Dung lượng file: 291 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển và tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu quốc gia. Trong khi nền kinh tế phát triển thấp, tích luỹ từ nội bộ không nhiều, các nguồn lực của nền kinh tế chưa có điều kiện khai thác thì việc hỗ trợ của dòng vốn từ bên ngoài là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để có thể thu hút dòng vốn từ bên ngoài đòi hỏi chúng ta phải thực thi hàng loạt các chính sách kinh tế có liên quan nhằm tạo môi trường cho dòng vốn được lưu chuyển dưới tác động của cung- cầu tiền tệ trên thị trường.
Cũng như giá cả của hàng hoá, lãi suất là giá cả của tiền tệ, tín dụng, là phạm trù kinh tế tổng hợp và là một công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Lãi suất tác động đến quan hệ cung cầu về vốn, phân bổ các nguồn vốn tài chính của nền kinh tế, tác động đến tiền tệ trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Lãi suất tác động đến các quyết định về đầu tư hay tiêu dùng, mua sắm tài sản hay mua trái phiếu, hoặc gửi tiền tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được quản lý và theo dõi chặt chẽ trong nền kinh tế. Thực tiễn việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua cho thấy chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng của của chính sách tiền tệ. Sự vận động thay đổi chính sách lãi suất có tác động nhanh và mạnh đến thị trường tiền tệ, tín dụng, tạo ra các hiệu ứng rõ rệt đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tác động đối với nền kinh tế. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lãi suất chưa được sử dụng một cách đầy đủ như một đòn bẩy kinh tế, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi Việt Nam đổi mới cơ cấu nền kinh tế, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, lãi suất được phát huy mạnh mẽ vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, để có thể đạt đến cơ chế điều tiết tiền tệ gián tiếp- một trong những yêu cầu cơ bản của nền kinh tế thị trường- thì lãi suất cần phải được thị trường hoá.
Trên thực tế, kể từ nửa cuối thập kỷ 70, quan điểm kiềm chế lãi suất của Keynes để kích cầu, phát triền kinh tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Cũng từ đó, các nước đã cải tổ việc điều tiết lĩnh vực tài chính- tiền tệ, mà một trong những nội dung cơ bản là thị trường hoá lãi suất. Cho đến nay, mặc dù có một số nước không thành công trong việc tự do hoá lãi suất và rơi vào khủng hoảng (điển hình là Philippines, Achentina, Thổ Nhĩ Kỳ...) nhưng hầu hết các nước phát triển và các nước trong khu vực đã theo đuổi cơ chế lãi suất thị trường. Trong bối cảnh đó, vấn đề hội nhập kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia đòi hỏi Việt Nam phải có các cơ chế, chính sách tương đồng với khu vực và quốc tế và một hệ thống tài chính- tiền tệ vững mạnh. Đây là một khía cạnh buộc Việt Nam phải tiến hành tự do hoá lãi suất.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16