Mã tài liệu: 97209
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 213 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Trong hơn một thập kỉ qua, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, chỉ trong vòng xấp xỉ 20 năm, chúng ta đã biến Việt Nam từ một đất nước lạc hậu, sống chủ yếu về nông nghiệp, thường xuyên phải nhận viện trợ của nước ngoài, thành nước có xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, không những thế bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu to lớn đó chính là kết quả của các chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, của tinh thần lao động sáng tạo không ngơi nghỉ của dân tộc ta, của tinh thần đoàn kết quyết tâm của các tầng lớp nhân dân ta với mong muốn đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Và nếu phải xem xét dưới góc độ kinh tế, thì những kết quả đó là nhờ sự tập trung cũng như thu hút một cách rộng khắp và triệt để các nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế, chính là nhờ sự đầu tư có hiệu quả của các thành phần kinh tế trong đó có cả những thành phần mang yếu tố nước ngoài. Không phải là quá lời khi một nhà kinh tế đã nhận xét rằng sự tăng trưởng của Việt Nam trong những năm qua thực ra là sự tăng trưởng của đầu tư. Nói như vậy không phải để thấy lên cái tất yếu có đầu tư mới có tăng trưởng mà để nhìn nhận rằng đối với một nền kinh tế đang trong trình độ phát triển ban đầu như nước ta, lại thua kém các nước tiên tiến trên thế giới về nhiều mặt thì vốn đầu tư có là nhân tố có ý nghĩa quyết định, vì thế câu hỏi về vốn đầu tư ở Việt Nam không chỉ liên quan tới một ngành, một lĩnh vực mà liên quan tới toàn bộ nền kinh tế. Làm sao để tăng đầu tư ở Việt Nam? Làm sao để tăng hiệu quả của những đồng vốn đầu tư đó? Làm sao để lôi kéo các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tích cực hơn nữa với thị trường 80 triệu dân đầy tiềm năng này. Đây thực sự là một vấn đề hóc búa bởi vì đầu tư giống như các nhân tố kinh tế khác luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác, có thể kể ra như tốc độ phát triển của sản lượng quốc gia, chu kì kinh doanh… Trong đề tài này, chúng tôi chỉ muốn xem xét đầu tư trong mối quan hệ qua lại với lãi suất và tỷ suất lợi nhuận, là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của một dự án đầu tư và trong nền kinh tế Việt Nam , đã phản ánh rất rõ mối quan hệ với tổng chi tiêu đầu tư, với mong muốn rằng qua đó sẽ có cơ hội hiểu thêm cũng như giúp các bạn có một cái nhìn thấu đáo hơn về các vấn đề đâù tư, lãi suất, tỷ suất lợi nhuận ở Việt Nam, cũng như đề đạt một số giải pháp có tính chất định hướng cho những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ “bộ ba” này ở Việt Nam.
Nội dung tóm tắt:
Chương I : Lý luận chung
Chương II: Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và tăng quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam
Chương III: Hệ thống các giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16