Mã tài liệu: 39033
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file: 327 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Sau hơn 20 năm(bắt đầu từ năm 1986), với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% một năm trong giai đoạn 1990 tới 1997 và tiếp tục duy trì ở mức khoảng 7% từ năm 2000 đến 2002, khiến nước này có tốc độ phát triển kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới 10 năm qua, diện mạo kinh tế VN đã thay đổi nhiều theo hướng tích cực. Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng 7%/năm. Khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói.. Nét nổi bật ở Việt Nam là việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng. Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,42 năm 2007 - thấp hơn các nền kinh tế mới nổi khác - đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh. Chúng ta có thể hy vọng về một viễn cảnh nhiều người nữa sẽ thoát khỏi đói nghèo trong tương lai gần
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, số người giàu ở Việt Nam tăng lên nhiều. Tại Việt Nam hiện có 15 xe Rolls-Royce Phantom và hơn 20 chiếc Bentley. BMW X6 xuất hiện ở thị trường Mỹ cuối tháng 4 thì đầu tháng 7-2008 đã có ở Việt Nam tới 7 chiếc. Mặc dù giá của những chiếc xe này gấp 3-4 lần giá ở Mỹ. Một sự kiện quan trọng là việc người Việt Nam đầu tiên mua máy bay riêng. Đó là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – người đã trả 7 triệu USD để mua một chiếc máy bay 12 chỗ ngồi, Beechcraft King Air 350, vào tháng 5-2008
Ông Đoàn Nguyên Đức cũng là một trong những người được nêu tên trong "Top 10 người giàu nhất Việt Nam". Tổng giá trị tài sản của 10 người này, cộng lại tương đương 14.000 tỷ đồng, tức khoảng 900 triệu USD, theo thời giá 2007.
Việt Nam có thêm nhiều người giàu, nhưng người nghèo lại cũng nghèo đi vì bị gạt ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh tế. UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115%.
Năm 1990, thu nhập của những hộ nghèo nhất Việt Nam chiếm 8% tổng thu nhập quốc dân. Năm 2006, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 5,6%. Ngược lại, năm 1990, thu nhập của những hộ khá giả nhất chiếm 42,7% tổng thu nhập quốc dân thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã chiếm gần nửa, lên 49,3%.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 3426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 1
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16