Mã tài liệu: 104630
Số trang: 51
Định dạng: docx
Dung lượng file: 455 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Tại Việt Nam, báo cáo “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TPHCM thực hiện đã đưa ra những kết quả hết sức bất ngờ. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi có 68.6% ca sâu răng.
Theo báo cáo về vấn đề chăm sóc răng miệng của trường tiểu học cơ sở (THCS) A – là một trong 12 trường THCS của một quận nội thành Hà Nội, thực trạng về vấn đề răng miệng cũng không mấy khả quan, theo số liệu của phòng y tế trường học, trong tổng số 1.190 học sinh của trường thì 100% em có mảng bám răng; tỷ lệ sâu răng sữa là 75% (cao nhất ở khối lớp 2 với 42%); tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 59,78%(cao nhất ở khối lớp 5 với 45%); tỷ lệ mắc viêm lợi đối với học sinh là 87,89%( cao nhất ở khối lớp lớp 5 với 31%). Về kiến thức vệ sinh răng miệng có 45% các em học sinh đạt mức khá và tốt, còn lại chỉ ở mức trung bình. Còn về thực hành chải răng đúng cách thì việc theo dõi thực hành chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách còn nhiều hạn chế tại trường, vì thực tế hoạt động này chủ yếu diễn ra tại gia đình các em. Hầu hết các em không được cha mẹ dẫn đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần và quan trọng hơn cả là các em chưa có được ý thức trong việc tự chăm sóc răng miệng, chưa biết cách tự bảo vệ và phòng sâu răng.
Qua những con số và một vài phân tích trên chúng ta có thể nhận định được tính nghiêm trọng của vấn đề cũng như sự cấp thiết của việc phải xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng với sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa các đối tượng và các bên liên quan. Căn cứ vào tình hình và các đặc điểm của trường cũng như điều kiện chung của gia đình học sinh, nhóm chúng tôi xin được đưa ra một bản kế hoạch bao gồm các bước cụ thể nhằm mục đích nâng cao sức khỏe răng miệng cho học sinh của trường. Chương trình tập trung vào đối tượng chính là các em học sinh, và một số đối tượng khác cũng có vị trí khá quan trọng, đó là các thầy cô và phụ huynh học sinh.
Nội dung tóm tắt
1. Nêu các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe răng miệng.
2. Phân tích hành vi chăm sóc sức khỏe cụ thể và đặc điểm của nhóm đối tượng đích.
3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc sức khỏe cụ thể là chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
4. Phân tích các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe nên được áp dụng để thay đổi hành vi sức khỏe đã xác định và xác định chiến lược hành động nâng cao sức khỏe để giải quyết vấn đề sức khỏe.
5. Xây dựng kế hoạch cho chương trình nâng cao sức khỏe tại trường học nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe và xác định các chỉ số chính để đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe tại trường học.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 970
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16