Mã tài liệu: 25382
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file: 110 Kb
Chuyên mục: Quản trị tài chính
Sau tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Nhà nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó đến nay qua hơn 10 năm đổi mới. Việt nam đã thu được những thành tựu kinh tế to lớn, thể hiện qua một loại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng GDP liên tục (tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 7%); lạm phát giảm (từ hai con số còn một con số); giảm thâm hụt ngân sách; tăng tiết kiệm trong nước, dự trữ ngoại tệ. Đặc biệt XNK tăng gấp 3 lần nhịp độ tăng trưởng GDP, đạt 180 USD đầu người, vượt qua ngưỡng cửa của nước kém phát triển về ngoại thương.
Vậy điều gì đã tạo nên một sự phát triển mạnh vững chắc như vậy. Một trong những nguyên nhân góp phần vào kết quả đáng tự hào đó phải kể đến chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện chế độ tỷ giá - luôn tạo nên một sự thích ứng cần thiết với "nhịp đập" phát triển của đất nước.
Cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá luôn là một vấn đề khó và nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong tỷ giá nếu không đem lại những tác động tích cực sẽ đi ngược laị những điều mà những nhà hoạch định mong muốn. Bởi vậy, chúng ta rất khó có thể tiếp cận nó từ một góc nhìn cụ thể nào. Trong nội dung của bài viết này, chắc chắn một sự tiếp xúc lần đầu sẽ không thể tránh khỏi những điều còn bỡ ngỡ, nhưng chúng em - những sinh viên nghiên cứu, hay nói đúng hơn, là tìm hiểu về vấn đề này sẽ cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quát, xuất phát từ những góc độ khác nhau đến tỷ giá. Mục đích không phải đổ vạch rõ bản chất, ý nghĩa, nội dung kinh tế của tỷ giá, cũng không phải để chứng minh vai trò "quan trọng" của tỷ giá, mà xuất phát từ tổng hoà những mối quan hệ tác động phức tạp của tỷ giá với toàn bộ nền kinh tế quốc dân về những yếu tố khách quan bên ngoài, với vai trò như là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, từ đó có được một cái nhìn khách quan sinh động hơn về tỷ giá. Điều này là vô cùng cần thiết trong tiến trình nhận thức, đánh giá những gì chúng ta đã làm, thận trọng cân nhắc những gì chúng ta đang làm và sẽ làm trong điều chỉnh chính sách tỷ giá, tạo dựng một cơ chế tác động của việc thay đổi tỷ giá, định hướng cho những mục tiêu phát triển và ổn định tỷ giá, định hướng cho những mục tiêu phát triển và ổn định kinh tế của đất nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 168
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16