Mã tài liệu: 93016
Số trang: 43
Định dạng: docx
Dung lượng file: 272 Kb
Chuyên mục: Quản trị tài chính
Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và phấn đấu đến năm 2010 đưa mức GDP tăng lên gấp đôi năm 2000, tương đương mức 7- 8%/năm. Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với kinh tế Việt Nam. Theo tính toán sơ bộ, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP một năm như mục tiêu đã đề ra, trong giai đoạn từ 2001- 2005 cần đầu tư khoảng 830 đến 850 nghìn tỷ đồng(giá tính năm 2000), tương ứng với 59-61tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thì con số này thực sự là khổng lồ, vì vậy chúng ta phải tính đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Về nguyên tắc, muốn tích luỹ vốn chúng ta phải tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệt, nhưng thu hút đầu tư từ bên ngoài là một cách tạo vốn tích luỹ nhanh mà các nước đi sau có thể làm được. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng to lớn, nó đã và đang trở thành xu hướng của thời đại. Đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, từ một điểm xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn bổ sung vốn đầu tư, là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhận thức đúng vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Phương châm của chúng ta là thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác đầu tư nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẵn nhau. Chính phủ Việt Nam coi vấn đề huy động và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất. Trong phạm vi nhất định có thể nói rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục và lâu dài mà Việt Nam đang theo đuổi, tại điểm xuất phát thấp hiện tại, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giải quyết nhiệm vụ nói trên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 204
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 193
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16