Mã tài liệu: 40370
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file: 363 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan được nghiên cứu trong các học thuyết kinh tế. Nó gắn với phân công lao động xã hội. Ở đâu có phân công lao động xã hội thì ở đó có thị trường.
Nghĩa hẹp của thị trường là chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hóa. Đó là nơi gặp gỡ của người bán và người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Theo nghĩa này thị trường được thu hẹp, là "cái chợ" vì nơi mua bán đầu tiên là chợ.
Sau này khi sản xuất phát triển, hoạt động mua bán, trao đổi được mở rộng cả về không gian thì khái niệm thị trường cũng được mở rộng hơn (cửa hàng, siêu thị, cửa hiệu cố định…). Nghĩa rộng của thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hóa cùng các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Ở đây thị trường là tổng thể những thỏa thuận cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy thị trường không nhất thiết là một địa điểm cụ thể.
Theo nhà kinh tế học L. Reudos: "Thị trường được hiểu là tổng hợp các quan hệ trao đổi, mua bán giữa người mua, người bán được thực hiện trong những điều kiện sản phẩm hàng hóa". Hay theo nhà kinh tế học Đavi Begg: "Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ". Khi định nghĩa thị trường theo cách này, người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện mua bán.
Sự trình bày về các khái niệm ở trên cho thấy rằng quan niệm về thị trường là rất phong phú. Nó tồn tại khách quan cùng với sự phát triển đến trình độ nào thì thị trường cũng phát triển đến trình độ đó. Tuy các quan niệm về thị trường có khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy nét chung nhất sau: Thị trường bao giờ cũng là thị trường của hàng hóa dịch vụ cụ thể.
Hàng hóa theo quan niệm hiện nay thì nó bao gồm mọi đối tượng được mang ra trao đổi trên thị trường, từ những yếu tố hữu hình như các sản phẩm vật chất cho tới các yếu tố vô hình như dịch vụ thông tin, sức lao động. Hàng hóa với tư cách là đối tượng trao đổi tồn tại trên thị trường thì hàng hóa đó tồn tại. Ngược lại khi hàng hóa đó không còn hoặc không có nhu cầu hay không thể sản xuất thì đương nhiên không có thị trường về hàng hóa đó.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 130
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16