Tìm tài liệu

Toan cau hoa va nhung mat trai

Toàn cầu hoá và những mặt trái

Upload bởi: hongocdong

Mã tài liệu: 218817

Số trang: 20

Định dạng: doc

Dung lượng file: 388 Kb

Chuyên mục: Quản trị kinh doanh

Info

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển. Vì toàn cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược.

1 Lời hứa của các tổ chức toàn cầu:

1.1 Lợi ích của toàn cầu hoá: thông qua thương mại quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng nhanh hơn, nhiều người trên thế giới sống lâu hơn và hưởng mức sống cao hơn trước đây, giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức cho nhiều người ở các nước đang phát triển

1.2 Tác hại của toàn cầu hoá: làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội, tự do hoá thị trường tài chính nhanh chóng trong khi chưa có các cơ chế cạnh tranh và kiểm soát đã dẫn tới khủng hoảng tài chính châu Á (1997), việc xoá bỏ các hàng rào thương mại để thị trường tự do cạnh tranh (không có sự điều tiết của chính phủ) đã gây thiệt hại lớn cho các nước đang phát triển bởi hàng hoá của họ sản xuất ra không thể cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài, việc nới lỏng kểm soát thị trường vốn ở Mỹ Latinh và châu Á đưa đến sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá và sự suy yếu của hệ thống ngân hàng, môi trường bị huỷ hoại, tham nhũng gia tăng

1.3 Những sai lầm của 3 tổ chức (IMF, WB, WTO) điều phối toàn cầu hoá:

1.3.1 Cơ sở hình thành IMF: IMF được thành lập trên cơ sở niềm tin thị trường thường là không hoàn hảo nhưng nó lại quá tin vào sự hoạt động hiệu quả của thị trường tự do và cần có áp lực quốc tế buộc các nước theo đuổi chính sách kinh tế tiền tệ -tài khoá mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế thì IMF lại thường chỉ chấp nhận cho vay nếu các nước thực hiện chính sách tiền tệ -tài khóa khắc khổ (giảm thâm hụt ngân sách, tăng thuế, tăng lãi suất) dẫn tới sự thu hẹp nền kinh tế. Từ 2 nguyên nhân trên mà từ khi thành lập đến nay các chính sách của IMF đưa ra thường mang lại tác hại nhiều hơn là những lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế toàn cầu.

1.3.2 Những sai lầm của IMF: Thứ nhất, do quá tin vào hiệu quả của tự do hoá mà nó thường xem nhẹ vai trò của chính phủ (luôn xem chính phủ là nguồn gốc của mọi vấn đề). Thứ hai, mặc dù IMF và WB – 2 tổ chức được lập ra với những mục đích khác nhau (nhiệm vụ của IMF là tập trung vào các vấn đề khủng hoảng, nhiệm vụ của WB là giải quyết các vấn đề cơ cấu kinh tế các nước) nhưng hoạt động thì ngày càng chồng chéo lên nhau (WB chỉ cho các nước vay khi có sự chấp thuận của IMF. Chính vì thế mà nó đã áp đặt một số điều kiện lên các quốc gia khi các nước này cần sự giúp đỡ của nó). Thứ ba, IMF đã đi quá xa giới hạn và khả năng của nó thay vì tập trung vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ mô. Nó cho rằng, các vấn đề cơ cấu đều ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và do đó sẽ ảnh hưởng tới ngân sách chính phủ hay thâm hụt thương mại. Vì vậy, nó cảm thấy mọi vấn đề đều nằm trong quyền quản lí của mình. Thứ 4, IMF là một tổ chức công đại diện cho các nước thì nó phải là một tổ chức độc lập và minh bạch nhưng trên thực tế các hoạt động của IMF không những bị chi phối bởi ý chí chung của các nước G7 mà còn bởi giới tư bản thương mại, tài chính ở nước đó. Thứ 5 là sự thiếu minh bạch – dân chủ trong việc thảo luận về các chiến lược giải pháp của tổ chức này cho các quốc gia đang phát triển.

Như vậy, trong suốt nửa thế kỉ kể từ khi thành lập đến nay, IMF gần như đã thất bại trong sứ mệnh của nó. Lẽ ra, khi các nước gặp khó khăn về kinh tế thì nó phải trợ giúp tài chính cho các nước này phục hồi trạng thái gần toàn dụng lao động thì nó lại không thực hiện. Điều này đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế nổ ra ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt. Tồi tệ hơn, những chính sách mà IMF áp đặt, đặc biệt là tự do hoá thị trường tài chính quá sớm đã đưa đến sự bất ổn định toàn cầu và khi một nước bị khủng hoảng thì các trợ giúp của các chương trình IMF lại càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là người nghèo.

1.3.3 Thoả thuận Bretton Woods: đã kêu gọi thành lập một tổ chức kinh tế quốc tế thứ 3, WTO, để kiểm soát quan hệ thương mại quốc tế không những nhằm hạn chế việc các nước tăng thuế nhập khẩu bảo vệ nền kinh tế nội địa gây ra sự tràn lan của suy thoái kinh tế mà còn thúc đẩy sự lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ và tạo ra một diễn đàn để đảm bảo đàm phán thương mại được diễn ra và những thoả thuận được thực hiện. Như vậy, những ý tưởng và dự định đằng sau sự hình thành của các tổ chức quốc tế đều là tốt đẹp, nhưng dần qua thời gian đã bị biến dạng thành những thứ khác nhau. Những định hướng hoạt động của IMF, nhấn mạnh đến sự thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ trong việc tạo việc làm đã bị thay thế bởi tư tưởng thị trường tự do. Tư tưởng này, chính là một phần của đồng thuận Washington- một sự đồng thuận giữa IMF, WB, Bộ tài chính Mỹ về "các chính sách đúng" cho các nước phát triển.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái
  • Toàn cầu hoá và những mặt trái

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Những vấn đề lý luận về toàn cầu hoá

Upload: bantim05

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 442
Lượt tải: 17

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Upload: boyvinhkieu

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 428
Lượt tải: 16

Mặt trái của chuyển giao công nghệ và giải ...

Upload: hong_stock1

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 483
Lượt tải: 19

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những ...

Upload: hangprevent

📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 352
Lượt tải: 16

Công nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu ...

Upload: nhatanh2101

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 323
Lượt tải: 17

Tiểu luận triết học Lịch sử về trái đất và ...

Upload: thangnc

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 767
Lượt tải: 17

Công nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu ...

Upload: rockerhuy

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 444
Lượt tải: 16

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và những mặt ...

Upload: linhlehoang

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 369
Lượt tải: 17

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và những mặt ...

Upload: lijin235

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 421
Lượt tải: 17

Kinh tế Việt Nam toàn cầu hóa

Upload: thanhccbms

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 483
Lượt tải: 20

Hòa hợp giữa cấu trúc và kiểm soát chiến ...

Upload: quynhabc987

📎
👁 Lượt xem: 419
Lượt tải: 16

giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa ...

Upload: phongtien36

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 611
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Toàn cầu hoá và những mặt trái

Upload: hongocdong

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 389
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Quản trị kinh doanh
Toàn cầu hoá và những mặt trái Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu doc Đăng bởi
5 stars - 218817 reviews
Thông tin tài liệu 20 trang Đăng bởi: hongocdong - 02/02/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 02/02/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Toàn cầu hoá và những mặt trái