Mã tài liệu: 229048
Số trang: 46
Định dạng: doc
Dung lượng file: 224 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu thị trường Mỹ và Một số gợi ý đối với các Doanh nghiệp XK của VN
Ngày nay, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, kinh nghiệm ở một số quốc gia phát triển đã cho thấy: một quốc gia muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì điều tất yếu là quốc gia đó cần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đúng như học thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học nổi tiếng David Ricacdo đã chứng minh rằng: Tất cả các quốc gia đều có lợi khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, điều này đúng với không chỉ các quốc gia phát triển mà ngay cả với quốc gia kém phát triển hơn như đối với nước ta .
Nhận thức đúng đắn vai trò của thương mại quốc tế, trong những năm gần đây, chính phủ nước ta đã có cơ chế chính sách thay đổi phù hợp tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thông thoáng hơn để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và ngay cả với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt trong thời kỳ CNH, HDH của nước ta hiện nay, mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thực hiện chiến lược CNH hướng ngoại là mục tiêu chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, theo kịp các nước trong khu vực và thế giới . Bằng việc mở cửa nền kinh tế tạo lập mối quan hệ với hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới, không phân biệt đối xử về tôn giáo về thể chế chính trị với phương châm : “Việt Nam muốn là bạn của các nước trên thế giới ” thông qua các chính sách, các văn bản được luật hóa, các hiệp định song phương và đa phương được ký kết, việc gia nhập vào khối liên kết của khu vực như ASEAN, APEC, đồng thời Việt Nam tiến tới sẽ gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong những năm gần đây, việc Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã tạo ra cơ hội tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sau khi hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ đã ký kết, sắp tới sẽ được quốc hội hai nước thông qua. Mặc dù trước đó các hoạt xuất nhập khẩu vẫn được thực hiện nhưng hàng hoá vào thị trường của hai nước bị kiểm soát, đánh thuế rất cao, hoặc chưa được thực hiện công khai bằng nhiều cách khác nhau, điều này đã làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, lúc này là thời điểm tốt nhất cho cả hai phía để cùng hợp tác kinh doanh trên cả lĩnh vực đầu tư trực tiếp và hoạt động xuất nhập khẩu.
Như chúng ta đã biết Mỹ là nước rộng lớn có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới, nó đã khẳng định khả năng ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đối với nền kinh tế thế giới, là một cường quốc kinh tế có mức thu nhập bình quân tính theo đầu người rất cao, là một quốc gia hợp chủng quốc với nhiều tầng lớp dân cư, đa sắc tộc, đa văn hoá có khả năng tiêu dùng khối lượng hàng hoá lớn hàng năm, với hệ thống pháp luật hoàn thiện đầy đủ và chặt chẽ chính vì điều này thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường lớn khá mới mẻ đầy tiềm năng, thu hút mạnh mẽ các nhà kinh doanh quốc tế kinh doanh ở đây, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp của Việt Nam, nhưng nó đồng thời cũng đặt ra không ít những trở ngại, khó khăn đối với doanh nghiệp ta, khi mà doanh nghiệp của nứơc ta còn đang bước đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đề tài của em là : “Tìm hiểu thị trường Mỹ và một số gợi ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ”, nhằm góp phần hiểu biết rõ hơn về thị trường Mỹ và có ý kiến đóng góp một phần nhỏ bé giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Kết cấu của đề án bao gồm :
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
Chương II: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ
Chương III: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
CHƯƠNG I : Lý luận chung về nghiên cứu thị trường nước ngoài
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI :
1. Khái niệm thị trường & thị trường nước ngoài :
Khái niệm về thị trường nói chung và thị trường nước ngoài nói riêng có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuỳ theo cách tiếp cận của mỗi người. Theo quan điểm của kinh tế học thì “ Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một loại hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể ”.
Với cách nhìn của nhà quản lý một doanh nghiệp , khái niệm thị trường phải được gắn với các tác nhân kinh tế tham gia vào thị trường như người mua, người bán, người phân phối .v.v .với những hành vi cụ thể của họ. Những hành vi này không phải bao giờ cũng tuân theo một quy luật nhất định. Hành vi cụ thể của người mua và người bán đối với sản phẩm cụ thể còn chịu tác động của yếu tố tâm lý và điều kiện giao dịch. Chẳng hạn trong một số trường hợp cụ thể khi giá của sản phẩm đó tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm đó không giảm đi mà ngược lại còn tăng lên. Trong những trường hợp này tính quy luật của nhu cầu và vai trò điều tiết của giá cả không còn đúng nữa. Như vậy với một sản phẩm cụ thể với một nhóm khách hàng cụ thể, những quy luật chung của mối quan hệ cung cầu không phải lúc nào cũng đúng.
Mặt khác trong điều kiện kinh hiện đại thì trong khái niệm thị trường, yếu tố cung cấp đang mất dần tầm quan trọng trong khi đó nhu cầu và sự nhận biết nhu cầu là những yếu tố ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp . Hiện nay do năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của cá doanh nghiệp cho thị trường đã tăng lên gần như vô hạn, trong khi đó nhu cầu đối với nhiều sản phẩm đã dần tới mức bão hoà thì hoạt động của doanh nghiệp phải chuyển hẳn sang quan điểm nhu cầu, mọi hoạt động của doanh nghiệp phải tập trung chú ý việc nắm bắt nhu cầu và các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu đó.
Vì vậy khi xét khái niệm thị trường của doanh nghiệp phải nhấn mạnh vai trò quyết định của nhu cầu. Song nhu cầu là cái nội dung bên trong được biểu hiện bằng hành vi ý kiến thái độ bên ngoài của khánh hàng là cái mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Vì vậy, đứng trên giác độ của doanh nghiệp thì “ thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Tức là những khách hàng đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp đó”.
Với thị trường thế giới thì những đặc điểm trên càng rõ nét hơn, sự khác biệt đa dạng càng trở lên sâu sắc hơn. Do đó khái niệm thị trường nước ngoài của doanh nghiệp như sau :
“ Thị trường nước ngoài của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó ”.
Theo khái niệm trên thì số lượng và cơ cấu của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của doanh nghiệp cũng như sự biến động của các yếu tố đó theo không gian và thời gian là đặc trưng cơ bản của thị trường nước ngoài của doanh nghiệp . Số lượng và cơ cấu nhu cầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách tỷ mỷ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 1009
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16