Mã tài liệu: 56937
Số trang: 39
Định dạng: docx
Dung lượng file: 125 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Đảng ta đã nêu rõ về mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2001 – 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được thức ănng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước ta trên trường kinh tế được nâng cao. Để đạt được mục tiêu như vậy, vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, là vô cùng quan trọng và trở thành vấn đề thời sự trong giai đoạn này. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước ta đặt ra là cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.
Để tiến hành công nghiệp hoá thành công như chiến lược Đảng đã nêu, thì vai trò của con người là vô cùng quan trọng. Ta phải khẳng định rằng, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá là vì con người, vì ấm no hạnh phúc của con người. Song sự nghiệp đó cũng phải xuất phát từ con người, con người có vai trò trọng tâm nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hay nói cách khác, con người phải vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Triết học Mác LêNin là tư tưởng chủ đạo và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc về vấn đề con người. Thông qua Triết học Mác LêNin, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của con người đối với sự phát triển của lịch sự loài người, mà công nghiệp hoá hiện đại hoá là giai đoạn phát triển tất yếu.
Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là một thử thách lớn đặt ra đối với dân tộc ta. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm thay đổi tích cực vị thế của đất nước trên trường quốc tế “sánh vai cường quốc năm châu”. Để đạt được điều đó, trước hết ta phải thực hiện xây dựng con người Việt Nam của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chỉ có con đường thông qua chính người Việt Nam thì mới thay đổi bộ mặt của đất nước.
Xây dựng con người chính là xác định tư tưởng và hành động chuẩn mực cho con người, đồng thời không quên vai trò của cá nhân con người. Nhận thấy chỉ có tư tưởng triết học Mác - LêNin mới giúp cho phát triển con người một cách toàn diện, và mới phù hợp được với đường lối tiến bộ đất nước ta đang theo đuổi.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là vô cùng quan trọng. Song nếu không đứng trên quan điểm con người để thực hiện thì không thể thành công. Trong tình hình hội nhập hiện nay, chúng ta có thật nhiều điều kiện để phát triển con người. Vấn đề đặt ra là con người Việt Nam có dám, có sẵn sàng để thay đổi hay chưa?. Chúng ta thay đổi bản thân, đó là tất yếu để phát triển toàn diện chính mình. Song quá trình lột xác phải hiểu là quá trình tích luỹ ưu điểm, loại bỏ nhược điểm, chứ không phải là phủ nhận sạch trơn. Vì vậy, chúng ta hội nhập để thay đổi, để thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá phục vụ mình, nhưng cũng không được đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất đi các giá trị truyền thống mà con người Việt Nam bằng xương máu của mình mới đạt được.
Đề tài gồm 3 nội dung cơ bản sau:
I. Những quan điểm cơ bản của triết học Mác Lê Nin về con người.
II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề đặt ra đối việc xây dựng con người Việt Nam.
III. Phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 16