Mã tài liệu: 118726
Số trang: 74
Định dạng: docx
Dung lượng file: 623 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Hiện nay, Hà Nội là trung tâm trung chuyển rau quả nông sản lớn của khu vực miền Bắc, đồng thời cũng là đô thị có sức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhất nhì cả nước. Vì vậy việc quy hoạch và phát triển các chợ đầu mối là rất cần thiết, nhưng trên thực tế, các chợ cóc và chợ bán lẻ hoạt động sôi nổi hơn hẳn các chợ đầu mối, và nhiều chợ đầu mối sau khi xây dựng xong đã không thể hoạt động theo đúng mục tiêu ban đầu đặt ra, hoạt động kém hiệu quả gây ra sự lãng phí rất lớn như chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ đầu mối Minh Khai, chợ đầu mối nông sản Xuân Đỉnh (Từ Liêm), chợ Thượng Đình,… Nguyên nhân của tình trạng này là do Hà Nội có quy hoạch chợ từ rất sớm (năm 1998), nhưng chưa phù hợp, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản và thực phẩm. Quy mô các chợ đầu mối ở Hà Nội rất nhỏ, một số chợ không có bãi đỗ xe, có vị trí địa lý không thuận lợi, không thuận tiện cho việc giao thương, cơ sở vật chất chưa được nâng cấp kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu buôn bán, nhất là các dịch vụ hỗ trợ tại các chợ chưa phát triển, nên chưa thu hút được các tư thương và các công ty vào kinh doanh.
Trước thực tế như vậy, để tránh gặp phải tình trạng tương tự với các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, để thực hiện việc quản lý và khai thác hiệu quả chợ đầu mối phía Nam thì việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là một trong những biện pháp mà Trung tâm kinh doanh chợ Đầu mối phía Nam – trực thuộc Tổng công ty Thương Mại Hà Nội hướng tới.
Trung tâm kinh doanh chợ Đầu mối phía Nam đã có nhiều biện pháp, phương án tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả sau khi tiếp nhận chợ Đầu mối phía Nam và bến xe Kim Ngưu I, do đó đã đạt được những thành công bước đầu. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Trung tâm nói chung, của các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng còn một số khó khăn và hạn chế do điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và trình độ của họ, các điều kiện khách quan về quy hoạch,… Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam đang nỗ lực tìm mọi cách phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ hỗ trợ, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và đạt được sự phát triển hơn nữa.
Đề tài có gồm có các phần chính sau:
Chương I: Tổng quan về Trung tâm kinh doanh chợ Đầu mối phía Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại Trung tâm kinh doanh chợ Đầu mối phía Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại Trung tâm kinh doanh chợ Đầu mối phía Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 983
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16