Mã tài liệu: 292745
Số trang: 76
Định dạng: zip
Dung lượng file: 851 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ
1. Quan niệm :
Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán, trong đó tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất.
Tiêu thụ có nhiều quan niệm khác nhau :
* Đối doanh nghiệp sản xuất :
Hoạt động tiêu thụ là hành vi thực hiện gía trị trao hàng cho người mua, người mua trả bằng tiền. Bán sản phẩm cho người có nhu cầu. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đầu vào và đầu ra khác nhau. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, sản phẩm thay đổi giá trị sử dụng.
* Đối doanh nghiệp thương mại :
Hoạt động tiêu thụ là hành vi thực hiện giá trị doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất rồi mang bán cho người tiêu dùng. Sản phẩm của doanh nghiệp thương mại đầu vào và đầu ra là một loại sản phẩm, ứng với mỗi cơ chế quản lý khác nhau thì mức độ của công tác tiêu thụ cũng khác nhau. Trong cơ chế kinh tế cũ, hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp là sản xuất còn khâu mua sản phẩm, các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra hoàn toàn do nhà nước đảm trách nên việc tiêu thụ đơn thuần chỉ là việc bán sản phẩm theo giá cả đã định sẵn nghĩa là chỉ thực hiện hành vi tiền hàng. Còn trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp công nghiệp được đặt trong vị trí là các chủ thể kinh tế độc lập nên 3 vấn đề kinh tế cơ bản :
- Sản xuất cái gì ?
- Sản xuất cho ai ?
- Sản xuất như thế nào ?
Đó là chiến lược tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy mà hoạt động của doanh nghiệp gắn liền các khâu :
- Xác định nhu cầu.
- Tổ chức sản xuất.
- Xác định kênh phân phối hàng hoá thực hiện phân phối.
- Thực hiện các hoạt động nhằm chuyển hàng - tiền ( Marketing ).
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm :
Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đi tìm lợi nhuận và sử dụng một phần lợi nhuận này để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh với các chi phí để thực hiện các hoạt động đó. Do đó, lợi nhuận chỉ có thể thu được khi sản phẩm đã được tiêu thụ và doanh nghiệp nhận được tiền về. Quá trình này bao gồm từ khâu quyết định giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức vận chuyển, thời gian giao hàng, và các phương thức thanh toán. Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ làm cho khối lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên đây chính là nguồn lực cơ bản để cho doanh nghiệp mở rộng quy mô của mình.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, chỉ qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm, hàng hoá mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được, thu được tiền về doanh nghiệp mới thực hiện được tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh quá trình tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động và tiết kiệm vốn.
Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên quan đến việc thu mua hàng hoá và chi phí quản lý kinh doanh mà còn thực hiện giá trị lao động thặng dư thể hiện ở thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp và thu nhập tập trung của nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16