Mã tài liệu: 234958
Số trang: 33
Định dạng: doc
Dung lượng file: 699 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Thời gian thực hiện: 01/2010
Ðề tài: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vai trò của tài nguyên nhân lực đối với sự thành đạt của một tổ chức được đánh giá một cách đúng đắn hơn. Đồng thời, các tổ chức cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị nguồn nhân lực và chú trọng đến vấn đề này hơn. Trên thực tế, hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, các tổ chức tại Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều thách thức lớn. Mặt khác, các nhân vật nổi bật trong lĩnh vực này tại Việt Nam thực sự rất “hiếm”. Trong các doanh nghiệp hiện nay, nhân viên làm công tác quản lý nhân lực chủ yếu không được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực này. Đó là một trong những nguyên nhân hạn chế hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu thực tế, các cơ sở đào tạo đã đưa môn học Quản trị nguồn nhân lực vào chương trình giảng dạy chính thức. Tuy nhiên, đây là một môn học khá mới nên còn nhiều vấn đề cần quan tâm để đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là lý do tôi chọn môn học Quản trị nguồn nhân lực để nghiên cứu.
Tuy chỉ chiếm khoảng 2% trong cơ cấu GDP, nhưng ngành dệt may của Mỹ thu dụng rất nhiều lao động (khoảng 1 triệu người). Do đó, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Mỹ đã rất lo lắng cho ngành dệt nội địa. Không còn bị hạn chế bởi hạn ngạch là một cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Lê Quốc Ân_chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam thì Mỹ không cần phải lo lắng. Ngành dệt may Việt Nam chỉ thuận lợi hơn chứ không đủ sức đe dọa ngành dệt may của Mỹ. Mặt khác, ngành dệt may Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình là vấn đề nhân lực. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây” để nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu môn học Quản trị nguồn nhân lực là nhằm nâng cao hiệu quả của hoat động giảng dạy môn học này trong chương trình đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây” là đưa ra những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất một số giải pháp đối với vấn đề nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này là nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này, tôi sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, các số liệu từ bài giảng của giảng viên bộ môn Quản trị nguồn nhân lực TS. Bùi Văn Danh, các giáo trình, báo chí và internet.
Kết quả nghiên cứu và bố cục đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, tôi hiểu hơn về:
- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình giảng dạy môn học Quản trị nguồn nhân lực
- Mức độ hấp dẫn và cần thiết của việc giảng dạy môn học này
- Mức độ liên hệ với thực tiễn của việc giảng dạy môn học này.
-
Đồng thời, sau khi phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây, tôi đã có một cái nhìn tổng thể về vấn đề nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây_ưu điểm, nhược điểm và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề nguồn nhân lực ngành may mặc Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó, bố cục của chuyên đề được trình bày như sau:
Chương 1:
Tổng quan về môn học Quản trị nguồn nhân lực
Chương 2:
Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nguồn nhân lực ngành may mặc Việt Nam những năm gần đây
Chương 3:
Nhận xét, đánh giá về việc giảng dạy môn học Quản trị nguồn nhân lực trong trường Đại Học Công Nghiệp TP. HC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 917
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1848
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 3330
⬇ Lượt tải: 57
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 39
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2292
⬇ Lượt tải: 45
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1435
⬇ Lượt tải: 17