Mã tài liệu: 299428
Số trang: 39
Định dạng: zip
Dung lượng file: 515 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG PHÒNG GIAO DỊCH CHÂU THÀNH
1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển Mê Kông :
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 0022/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp vào ngày 12 tháng 09 năm 1992 và Quyết định số 219/QĐ.UB của Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang cấp vào ngày 6 tháng 6 năm 1992 và các giấy phép sửa đổi bổ sung sau đó.
Tiền thân MDB là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên (thành lập ngày 12/10/1992). Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện thị tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008 được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.
Ngày 13/11/2009, Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (MXBank) thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và nâng tầm thương hiệu phù hợp với chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế Nông nghiệp – Nông thôn đặc biệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngày 9/12/2010, Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông tự hào là một trong số ít các ngân hàng tăng vốn điều lệ thành công lên 3000 tỷ đồng. Hiện nay, ngân hàng đang có đối tác chiến lược là công ty đầu tư tài chính Fullerton Financial Holdings Pte.Ltd với 100% vốn của Temasek Holdings Pte.Ltd (một tập đoàn tài chính vững mạnh của chính phủ Singapore).
Ngân hàng có hội sở chính đặt tại :
• Hội sở chính : 248 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam.
• Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông.
• Tên viết tắt : Ngân hàng Phát triển Mê Kông.
• Tên tiếng Anh : Mekong Development Joint Stock Commercial Bank.
• Tên viết tắt tiếng Anh : MDB
• Vốn điều lệ : 3.000 tỷ VNĐ.
• Lĩnh vực hoạt động : Ngân hàng.
• Tel : (076) 3 841 706 – Fax : (076) 3 841 006
• Email : mdb@mdb.com.vn - Website : www.mdb.com.vn
2. Lịch sử hình thành của Phòng giao dịch Châu Thành :
Châu Thành là một trong những huyện có tiềm năng về kinh tế của tỉnh, Châu Thành ngày trước dân đông, sống chủ yếu nghề nông và nghề truyền thống thủ công, một số hộ gia đình kinh doanh lò gạch với quy mô nhỏ vì không có nhiều vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để kinh tế cả tỉnh cũng như huyện Châu Thành phát triển để nâng cao thương hiệu uy tín của ngân hàng, các tổ chức tín dụng nói chung, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông nguyên là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên nói riêng. Được sự đồng ý của Chính Phủ và Bộ tài chính các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng đã có mặt trên địa bàn huyện Châu Thành, trong đó có Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Phòng giao dịch Châu Thành.
Tháng 03 năm 2007, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Phòng giao dịch Châu Thành chính thức được thành lập và đi vào hoạt động đến nay hơn 4 năm. Sự hiện diện của phòng giao dịch góp phần làm cho đời sống người dân được cải thiện rất nhiều, nông dân có vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp đủ vốn phát triển quy mô hoạt động trang thiết bị hiện đại, đồng thời làm cho nền kinh tế huyện phát triển.
Phòng giao dịch Châu Thành đặt tại 108 Tổ 4, Hòa Long 01, Thị Trấn An Châu, Châu Thành, An Giang. Có một vị trí khá thuận lợi nằm trên con đường Quốc Lộ 91 đối diện với chợ An Châu, gần các con đường rẽ vào các xã nhỏ của huyện và các lò gạch của người dân địa phương, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã xuất hiện, nông dân sản xuất nông nghiệp cũng thuận lợi khi đi vay vốn để phục vụ sản xuất của mình vì thế khách hàng sẽ dễ dàng tiếp xúc với ngân hàng.
3. Sự phát triển :
Trong năm Ngân hàng phát hành 200 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo Công văn số 5158/NHNN-TTGSNH ngày 9 tháng 7 năm 2010 và Công văn số 9178/NHNN-TTGSNH ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Ngân hàng bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là công ty Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd (“FFH”) với tỷ lệ 15% vốn điều lệ của Ngân hàng.
Trước đó vào ngày 5 tháng 7 năm 2010, Ngân hàng và FFH đã ký Hợp đồng khung về chuyển giao kiến thức và hợp tác chiến lược. Theo đó, Fullerton sẽ cung cấp cho Ngân hàng trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hệ thống mạng lưới, nghiệp vụ nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng thương mại, quản lý rủi ro, nhân sự và công nghệ thông tin.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục làm công tác kiểm toán cho Ngân hàng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16