Mã tài liệu: 220540
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 347 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
[FONT="]
[FONT="]1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng
[FONT="]Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
[FONT="]Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để có được dự án giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra.
[FONT="]Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình. Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 01/9/2003 của Chính phủ, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.
[FONT="]Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ công khai tuyển chọn nhà thầu.
[FONT="]Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 3 chủ thể có liên quan đến dự án (gói thầu):
[FONT="]- Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của mình.
[FONT="]- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khẳnng thực hiện nhiệm vụ của dự án đầu tư.
[FONT="]Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
[FONT="]- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia.
[FONT="]- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu.
[FONT="]- Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu cầu để thương thảo hợp đồng.
[FONT="]Các phương thức đấu thầu xây dựng:
[FONT="]- Đấu thầu một túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá dự thầu được đựng chung trong một túi hồ sơ.
[FONT="]- Đấu thầu hai túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá được đựng trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Túi hồ sơ kỹ thuật được đánh giá trước và chỉ khi nào đạt số điểm từ 70% trở lên (theo quy định trong hồ sơ mời thầu) mới đánh giá tiếp hồ sơ về giá.
[FONT="]- Đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp về công nghệ hoặc dự án chìa khóa trao tay.
[FONT="]Việc đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
[FONT="]- Cạnh tranh với những điều kiện ngang nhau
[FONT="]- Dự liệu đầy đủ
[FONT="]- Đánh giá công bằng
[FONT="]- Trách nhiệm phân minh
[FONT="]- Bí mật
[FONT="]- Ba chủ thể
[FONT="]Đấu thầu là chế độ được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường. Việc đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủ đầu tư, nhà thầu và cả nền kinh tế quốc dân.
[FONT="]Đối với chủ đầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dự án đầu tư trên cả phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tư được tăng cường nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng thất thoát vốn. Đấu thầu cũng giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu như trong hình thức giao thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của đấu thầu, chủ đầu tư phải am hiểu sâu sắc quy chế đấu thầu và có được đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, có đạo đức nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu có chất lượng, đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu và lựa chọn đúng nhà thầu có đủ năng lực thực hiện yêu cầu công trình.
[FONT="]Đối với nhà thầu, việc thực hiện chế độ đấu thầu sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt thông tin về dự án, về đối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế khác. Đấu thầu cũng tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng xác suất trúng thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu cũng sẽ tích luỹ được thêm kinh nghiệm thi công, kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu và xác định chiến lược phát triển dài hạn của mình.
[FONT="]Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực lực của các chủ đầu tư và các nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tăng cường trật tự, kỷ cương trong thựuc hiện quá trình đầu tư.
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]Bố cục
[FONT="]CHƯƠNG I
[FONT="]NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
[FONT="]VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
[FONT="]CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
[FONT="]CHƯƠNG 2
[FONT="]PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
[FONT="]TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
[FONT="]NƯỚC TA THỜI GIAN QUA
[FONT="]CHƯƠNG 3.
[FONT="]CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]KẾT LUẬN
[FONT="]
[FONT="]Nhờ bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như sửa đổi tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu (tổng hợp và phân tích thống kê, điều tra xã hội học, nghiên cứu điển hình (tình huống), so sánh .), đề tài đã đạt được những kết quả sau:
[FONT="]- Làm rõ các vấn đề cơ bản của cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng như: thực chất các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng .
[FONT="]- Đánh giá rõ thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng và giao thông trong thời gian qua; khẳng định những tiến bộ và sự tăng trưởng, phát triển khá của doanh nghiệp này cũng như chỉ ra các yếu kém và nguyên nhân hạn chế cần khắc phục.
[FONT="]- Kiến nghị các giải pháp và điều kiện liên quan tới các chủ thể chính: nhà thầu, chủ đầu tư, nhà nước và các tổ chức khác có liên quan nhằm đảm bảo lợi ích thực sự của đấu thầu và nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về khả năng cạnh tranh đấu thầu giữa doanh nghiệp xây dựng Việt Nam với các nước trong quá trình hội nhập.
[FONT="]Hy vọng với những công trình đã công bố và các kết quả nghiên cứu này, đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc thực hiện các yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay.
[FONT="]
[FONT="]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1270
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16