Mã tài liệu: 295688
Số trang: 101
Định dạng: zip
Dung lượng file: 564 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1
1.1. Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1
1.1.1. Khái niệm rủi ro 1
1.1.2. Phân loại rủi ro 1
1.2. Kiểm toán nội bộ 4
1.2.1 Khái niệm kiểm toán nội bộ 4
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi kiểm toán nội bộ 7
1.2.3. Nội dung hoạt động của Kiểm toán nội bộ 8
1.2.4. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ 9
1.3. Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với việc quản lý rủi ro trong NHTM 10
1.3.1. Quản lý rủi ro 10
1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng 12
1.3.3. Chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp dụng 12
1.3.4. Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với việc quản lý rủi ro 15
1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tại ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc 16
1.4.1. Chính sách quản lý rủi ro 16
1.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và quy trình quản lý rủi ro 17
1.4.3. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho các NHTM Việt Nam 19
Tóm lược chương 1 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỪ GÓC ĐỘ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 21
2.1 . Khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Nam 21
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2. Một số thành tựu đến cuối năm 2007 22
2.1.3. Sứ mệnh – Tầm nhìn – Chiến lược hoạt động 23
2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam 26
2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam từ năm 2005 đến tháng 6/2008 26
2.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam .29
2.2.3. Những biện pháp Ngân hàng Phương Nam đã thực hiện để quản lý rủi ro tín dụng thông qua hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 36
2.3. Thực trạng về rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam 37
2.3.1. Điểm qua một vài thời điểm khó khăn về thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam và nguyên nhân phát sinh. 37
2.3.2. Thực trạng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam 40
2.3.3. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó khăn thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam trong thời gian qua 41
2.3.4. Khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản trong thời gian tới. 43
2.4. Thực trạng về rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Phương Nam 44
2.4.1. Diễn biến lãi suất từ năm 2005 đến tháng 06/2008 44
2.4.2. Ảnh hưởng của việc biến động lãi suất và nguyên nhân phát sinh rủi ro 48
2.4.3. Những biện pháp Ngân hàng Phương Nam đã thực hiện để quản lý rủi ro lãi suất thông qua hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ... 51
2.5. Thực trạng rủi ro từ những tỷ lệ an toàn đảm bảo trong hoạt động của Ngân hàng Phương Nam 51
2.5.1. Điểm qua một số tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phương Nam 51
2.5.2. Những điểm phù hợp, chưa phù hợp với chuẩn mực của Việt Nam và thông lệ quốc tế. 52
2.6. Những rủi ro khác 54
2.7. Đánh giá chung về vấn đề nhận diện rủi ro từ công tác kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Phương Nam 54
2.7.1. Ưu điểm của kiểm toán nội bộ trong việc nhận diện và quản lý rủi ro tại ngân hàng Phương Nam 56
2.7.2. Nhược điểm của công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam 57
Tóm lược chương 2 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TỪ GÓC ĐỘ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 63
3.1. Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam 63
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Phương Nam 63
3.1.2. Các giải pháp hỗ trợ khác 72
3.2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước 82
3.2.1. Giải pháp về công tác kiểm toán nội bộ tại NHTM 82
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ tại các NHTM 84
3.3. Giải pháp đối với các cơ quan khác 86
Tóm lược chương 3 87
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, trong đó, tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất. Sự hội nhập ấy mang đến cho ngành ngân hàng Việt Nam những cơ hội mới trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ từ những quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, việc thiếu kinh nghiệm thực tế, lúng túng trong cách điều hành và kiểm soát các hoạt động ngân hàng trong điều kiện mới đã tạo nên những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, song song với mục tiêu tăng trưởng và phát triển, quản lý tốt các rủi ro để đảm bảo tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất cả các ngân hàng thương mại nói chung tại Việt Nam.
Xuất phát từ mục tiêu đó, cần phải có một công cụ hữu hiệu để các ngân hàng thương mại có thể quản lý và kiểm soát các loại rủi ro hiện có, đồng thời ngăn chặn việc phát sinh những rủi ro mới. Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ hiệu quả là giải pháp tối ưu mang tính chiến lược và cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng mới được đề cập và áp dụng trong vài năm gần đây và quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về cả lý luận lẫn thực tiễn. Do đó, kiểm toán nội bộ tại hầu hết các ngân hàng thương mại đều chưa được quan tâm đúng mức để phát huy tác dụng trong việc quản lý rủi ro.
Chính vì yêu cầu đó từ thực tế, cần có một nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ nhằm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong phạm vi của đề tài, việc nghiên cứu này được thực tiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Southern Bank) liên quan đến các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro từ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Các loại rủi ro còn lại chỉ được nêu lên mà không đi vào phân tích cụ thể (rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro hoạt động …). Song song đó, đề tài cũng đánh giá thực trạng quản lý rủi ro từ việc sử dụng công cụ kiểm toán nội bộ và đề xuất những gói giải pháp thực hiện quản lý rủi ro tại ngân hàng Phương Nam để đảm bảo đưa ngân hàng Phương Nam phát triển an toàn, ổn định và bền vững. Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Những nghiên cứu đi từ lý luận đến thực tiễn, có ý nghĩa trong việc giúp ngân hàng Phương Nam quản lý rủi ro. Trên cơ sở tìm hiểu các loại rủi ro; nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động kiểm toán nội bộ; cùng với việc phân tích những rủi ro đã và đang tồn tại ở Ngân hàng Phương Nam, đề tài đã luận giải được những nguyên nhân phát sinh các loại rủi ro và kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những nguyên nhân đó và hạn chế việc xuất hiện những rủi ro khác trong thời gian tới.
Kết cấu nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam.
KẾT LUẬN
Về lý luận, luận văn khái quát được các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng thương mại; lý luận khái quát và phân biệt các khái niệm về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm toán nội bộ hiệu quả là ngân hàng đã thực hiện được phần lớn quá trình quản lý rủi ro, góp phần vào việc tạo ra môi trường hoạt động ổn định và an toàn.
Luận văn đã phân tích về những rủi ro đã và đang tồn tại trong hoạt động của ngân hàng TMCP Phương Nam. Từ kết quả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro từ những tỷ lệ đảm bảo an toàn, luận văn đã liệt kê những nguyên nhân phát sinh các loại rủi ro này. Bên cạnh đó, qua việc đánh giá về vấn đề nhận diện rủi ro từ công tác kiểm toán nội bộ, luận văn cũng đưa ra các khó khăn và lý giải được sự chưa hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ. Nguyên nhân chính là do ngân hàng Phương Nam chưa có một bộ phận riêng biệt tiến hành nghiên cứu, soạn thảo các quy trình, quy chế kịp thời, khoa học và thống nhất, chưa tạo được một hành lang pháp lý vững chắc hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ. Đây là gốc rễ sự yếu kém của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng Phương Nam. Đồng thời, sự thiếu và yếu về chất lượng lẫn số lượng của nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ làm cho bộ phận này chưa thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ được quy định.
Trên cơ sở đó, luận văn đã kiến nghị một số gói giải pháp quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ bằng việc hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Phương Nam. Cụ thể là hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và bộ máy kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, các kiến nghị liên quan đến việc phát triển công nghệ và con người là những giải pháp đồng bộ để hỗ trợ công tác quản lý rủi ro hiệu quả hơn, đưa ngân hàng Phương Nam ngày càng phát triển an toàn, ổn định và bền vững.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16