Tìm tài liệu

Mot so giai phap phong ngua rui ro tin dung tai Ngan hang thuong mai co phan A Chau

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Upload bởi: thongm30

Mã tài liệu: 298147

Số trang: 80

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 467 Kb

Chuyên mục: Quản trị kinh doanh

Info

Chương 1

Tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụngngân hàng

1.1 Hoạt động tín dụng

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đốivới khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm1998 thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức kháctheo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

1.1.2 Bản chất

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sởhoàn trả và có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách

khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay

cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:

- Dựa vào mục đích của cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:

+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.

+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.

+ Cho vay mua bán bất động sản.

+ Cho vay sản xuất nông nghiệp.

+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…

- Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loạisau:

+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích củaloại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.

- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phânchia thành các loại sau:

+ Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

- Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:

+ Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổchức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.

- Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loạisau:

+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồngthời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là: Chiết khấu thương mại; bao thanh toán.

1.2 Rủi ro tín dụng

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.

Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.2.2 Phân loại

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia

thành các loại sau:

- Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệtcho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựachọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và rủi ro tập trung (Concentration rish).

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.2.3 Nguyên nhân

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng làthực sự cần thiết để các ngân hàng thương mại có được các giải pháp cần thiết đểhạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất

Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro này có nguyên nhân từ nhiều phía: từ phía người cho vay, từ phía người đi vay và cả từ môi trường bên ngoài.

1.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng

Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn,… Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể được khái quát cơ bản dưới đây:

- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảochắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

- Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng.

- Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý

hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.

- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủtầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng.

- Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức quy định.

- Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

Chương 3

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới

Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của

định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Á Châu và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của ACB.

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới

Môi trường hoạt động năm 2008 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trên thế giới, kinh tế Mỹ có thể suy thoái diện rộng, kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động và cho vay sẽ quyết liệt hơn. Thị trường chứng khoán và thị trường bất độngsản sẽ ngày càng quy cũ hơn và tiếp tục sẽ là nơi thu hút đầu tư xã hội.

Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5mục tiêu:

- Tăng trưởng nhanh và bền vững.

- Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn.

- Duy trì cấu trúc tài chánh lành mạnh.

- Chuẩn bị nhân lực kế thừa.

- Hoàn thiện văn hóa công ty.

Năm 2008 còn là năm tạo tiền đề cho việc hiện thực hóa kế hoạch 2008-2010 của ACB: dự kiến năm 2010 tổng tài sản và dư nợ cho vay sẽ tăng gấp 3,6 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2007.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực tế và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ...

Upload: hvcpro

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 453
Lượt tải: 16

Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ...

Upload: cuc_vangmu

📎
👁 Lượt xem: 355
Lượt tải: 16

Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao ...

Upload: thang050709

📎
👁 Lượt xem: 413
Lượt tải: 16

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ...

Upload: navifund

📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 397
Lượt tải: 16

Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ...

Upload: baolong_love1985

📎
👁 Lượt xem: 311
Lượt tải: 16

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong ...

Upload: nhungphamtc

📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 436
Lượt tải: 16

Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ...

Upload: thachdat

📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 360
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp về rủi ro tín dụng ...

Upload: quang_hung_862004

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 456
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp về rủi ro tín dụng ...

Upload: caominhcva

📎
👁 Lượt xem: 393
Lượt tải: 17

Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa ...

Upload: longnguyen644

📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 515
Lượt tải: 17

Rủi ro thanh toán nhập khẩu theo phương thức ...

Upload: testtranquang

📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 326
Lượt tải: 5

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Công ...

Upload: phstrader

📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 532
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ...

Upload: thongm30

📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 479
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Quản trị kinh doanh
Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chương 1 Tổng quan về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụngngân hàng 1.1 Hoạt động tín dụng 1.1.1 Khái niệm Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá pdf Đăng bởi
5 stars - 298147 reviews
Thông tin tài liệu 80 trang Đăng bởi: thongm30 - 21/03/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 21/03/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu