Tìm tài liệu

Ly luan chung ve kinh doanh xuat nhap khau

Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu

Upload bởi: thanhcong_st1989

Mã tài liệu: 226074

Số trang: 25

Định dạng: doc

Dung lượng file: 144 Kb

Chuyên mục: Quản trị kinh doanh

Info

Đề tài: Lý luận chung về kinh doanh XNK

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

I. KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

1. Khái niệm về hoạt động Nhập khẩu .

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta không thể sống một cách riêng rẽ được mà phải cuấn theo dòng xoáy của nền kinh tế thế giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch vụ quốc tế và thương mại quốc tế

Trong đó kinh doanh quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế thế giới của mỗi quốc gia, đúng như các nhà kinh tế học chủ nghĩa trọng thưong đã nói “ Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn vinh của mỗi quốc gia”

Tiền đề cơ bản đầu tiên của thương mại quốc tế đó là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia dẫn đến mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó và họ phải trao đổi với nhau nhằm đạt được sự cân bằng giữa phần dư thừa hàng hoá này và thiếu hụt hàng hoá kia. Tiếp theo là sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất. Điều đó dẫn đến các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế. Sự phát triển kinh tế dẫn tới sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và vượt ra khỏi biên giới quốc gia dẫn đến quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế.

Như vậy, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển và sự chuyên môn hoá trong sản xuất hàng hoá, mỗi quốc gia sẽ tập trung vào việc sản xuất ra một số mặt hàng có có lợi thế hơn các quốc gia khác, nhưng nhu cầu của con người thì đa dạng, đòi hỏi nhiều mặt hàng , họ muốn tìm được mặt hàng phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán của mình. Chính vì vậy, xuất hiên những luồng hàng hoá dịch chuyển từ nước này sang nước khác đó chính là nguồn gốc của thương mại quốc tế .

Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ,đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giao thông vận tải, sự chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu và rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng đã thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong đó, thương mại quốc tế bao gồm hai bộ phận là xuất khẩu hàng hoá- dịch vụ và nhập khẩu hàng hoá- dich vụ.

Nói đến thương mại quốc tế không thể không nói đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá- dịch vụ. Vì theo lý thuyết “Lợi thế So sánh” của David Ricardo thì bất cứ một nước nào cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có lợi hơn nước khác và Nhập khẩu về những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít lợi thế hơn nước khác. Vì vậy, khi tham gia vào hoạt động Nhập khẩu các quốc gia có điều kiện để hoà nhập vào nền kinh tế quốc dân tiếp thu sự phát triển và nền văn minh nhân loại tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nước. Như vậy kinh doanh Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá - dịch vụ từ nước ngoài theo nguyên tắc của thị trường quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Nhập khẩu thể hiện sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ở một giới hạn nhất định, nó còn quyết định tới sự sống còn của nền kinh tế đặc biệt là khi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang sống dưới một mái nhà chung.

2. Phân loại hoạt động Nhập khẩu.

Theo như định nghĩa thì Nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất trên cơ sở tuân theo các thông lệ thị trường quốc tế, về bản chất thì sẽ có một luồng hàng hoá - dịch vụ từ nước ngoài chảy vào nước Nhập khẩu và có một luồng tiền tương ứng chảy ra. Các Doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận . Nhưng trên thực tế , các qui ttrình nghiệp vụ Nhập khẩu rất phức tạp , ta có thể căn cứ vào cách thức tổ chức và mục đích hoạt động kinh doanh Nhập khẩu để phân chia thành các hình thức khác nhau.

2.1 Nhập khẩu tự doanh.

Đây là hình thức kinh doanh mà Doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp đứng tên ra để ký kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương bằng chính nguồn vốn của mình, sau đó trực tiếp thiết lập hệ thống kênh phân phối bán hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Đây là hình thức Nhập khẩu chủ yếu mà các Doanh nghiệp áp dụng hiện nay vì nó đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu của quá trình Nhập khẩu nhằm đạt được kết quả của toàn bộ Doanh nghiệp .

2.2 Nhập khẩu uỷ thác .

Là hoạt động Nhập khẩu trong đó người mua hàng không trực tiếp đứng tên mình ký kết hợp đồng ngoại thương mà phải ký một hợp đồng uỷ thác với Doanh nghiệp ngoại thương để uỷ thác cho Doanh nghiệp đó đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương đó bằng chính nguồn vốn của người được uỷ thác (Nhà Nhập khẩu ) và bên uỷ thác sẽ phải trả cho bên kia một khoản tiền nhất định tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên, khoản tiền đó gọi là phí uỷ thác thông thường mức phí uỷ thác chiến 1% - 2% tổng giá trị hợp đồng.

ã Nghĩa vụ của bên uỷ thác nhập khẩu: bên uỷ thác phải dựa vào đơn hàng kèm theo, xác nhận của ngân hàng Ngoại thương Việt nam về khả năng thanh toán, tham gia vào các giao dịch mua hàng, khi hàng về phải mở hàng trong vòng một tháng và nếu phát hiện hàng không đúng hợp đồng hoặc hàng tổn thất, phải để nguyên trạng đồng thời mời Công ty giám định tới lập biên bản giám định đồng thời phải trả phí uỷ thác.

ã Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác nhập khẩu: Bên nhận uỷ thác phải ký hợp đồng nhập khẩu với điều kiện có lợi cho bên uỷ thác; thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng hàng hoá, báo tin hàng về và giúp đỡ mọi mặt để bên uỷ thác có thể nhận hàng; tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất nếu hàng về có hư hỏng, tổn thất.

3. Vai trò của hoạt động Nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.

3.1 Nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội

Nhập khẩu cùng với xuất khẩu là hai bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, một nước phát huy được những thế mạnh của mình và khắc phục những điểm bất lợi của nền sản xuất trong nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Ngay từ thủa xa xưa, ông cha ta đã nói: “ phi thương bất phú” có nghĩa là muốn giáu có thì không có con đường nào khác ngoài buôn bán thương mại. Cơ sở lý luận khoa học của quan điểm này được xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa trong thương thế kỷ 17. Người ta cho rằng, “Thương mại là cục đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của mỗi dân tộc” một nước muốn trở nên giàu có không thể không phát triển thương mại với phần còn lại của thế giới.

Để giải thích được những lợi thế của thương mại quốc tế nói chung và của hoạt động nhập khẩu nói riêng, nhiều nhà Kinh tế học đã đưa ra những học thuyết khác nhau. Tiêu biểu là: học thuyết “ Lợi thế tuyệt đối” của Ađamsmith; học thuyết “ Lợi thế tương đối” của David Ricardo và học thuyết Hecksher - Ohlin

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Lý luận chung về ngành công nghiệp chế biến ...

Upload: ngbaotrungvn

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 435
Lượt tải: 16

Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của ...

Upload: saumap1410

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 451
Lượt tải: 17

Kinh doanh xuất nhập khẩu

Upload: phuongtrang1992

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 452
Lượt tải: 17

Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu đồ ...

Upload: safarilion

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 367
Lượt tải: 16

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Upload: huytc99

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 639
Lượt tải: 16

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh ...

Upload: tuyenkv

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 414
Lượt tải: 16

Nghiên cứu chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu ...

Upload: doanducminh86

📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 393
Lượt tải: 16

Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh ...

Upload: tueminh_200vn

📎
👁 Lượt xem: 358
Lượt tải: 16

Thực trạng về phân tích tình hình và hiệu ...

Upload: sy_hpt_61

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 463
Lượt tải: 17

Lý luận chung về chi phí sản xuất và hạ giá ...

Upload: tuananh_evnit

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 451
Lượt tải: 17

Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh

Upload: naluvtj9

📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 455
Lượt tải: 17

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ...

Upload: dangngoctuan_nhnn

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 384
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu

Upload: thanhcong_st1989

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 264
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Quản trị kinh doanh
Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu Đề tài: Lý luận chung về kinh doanh XNK LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU I. KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1. Khái niệm về hoạt động Nhập khẩu . Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá doc Đăng bởi
5 stars - 226074 reviews
Thông tin tài liệu 25 trang Đăng bởi: thanhcong_st1989 - 23/03/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 23/03/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Lý luận chung về kinh doanh xuất nhập khẩu