Mã tài liệu: 209046
Số trang: 54
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,226 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thị trường thế giới luôn biến động, và bất kì quốc gia nào muốn phát triển, thì hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu. Từ thực trạng đó, Việt Nam đã mở cửa thị trường trong nước, và khuyến khích xuất khẩu để thâm nhập vào thị trường các nước khác. Với chính sách đó, đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay rắt cho các doanh nghiệp Việt Nam, và sự cạnh tranh này lại xảy ra ngay thị trường trong nước. Từ đó, tạo cho các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ, do chất lượng gạo thành phẩm của Việt Nam không đồng đều. Mặt khác, hội nhập kinh tế cũng mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận các kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, để các doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, và thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên. Đồng thời, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra nhanh hơn.
Việc hội nhập kinh tế cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh gạo, và lĩnh vực này vẫn gặp cạnh tranh, nhưng cạnh tranh diễn ra không gay rắt.Từ khi mở cửa thị trường trong nước đến nay, gạo Việt Nam gặp phải cạnh tranh với gạo Thái Lan ngay thị trường nội địa. Tuy Việt Nam xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, mà chất lượng lại đứng thứ 3 sau Thái Lan và Mỹ. Hiện nay, phần lớn gạo Việt Nam chỉ xuất vào thị trường các nước dễ tính, còn các thị trường khó tính thì gạo Việt Nam mới được thị trường của Nhật chấp nhận. Tuy nhiên, xuất gạo sang thị trường Nhật có rất nhiều nguy cơ, do chất lượng gạo Việt Nam không đồng đều, Việt Nam chưa kiểm soát được dư lượng hóa học trong gạo, và đây cũng chính là điểm yếu của gạo Việt Nam.
Đến năm 2006, đây là năm Việt Nam chuẩn bị cất cánh, là năm Việt Nam hoàn thành cam kết AFTA, và có thể trở thành thành viên của tổ chức WTO. Từ đó, tạo nên cạnh tranh ngày càng sâu sắc hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau cùng kinh doanh để giảm bớt sự cạnh tranh này. Đặt biệt, năm 2006 cũng là năm chính phủ Việt Nam quyết định coi trọng chất lượng gạo xuất khẩu, nhằm nâng cao chất lượng gạo Việt Nam trong thời gian tới. Từ thực trạng đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải có kế hoạch kinh doanh và hướng đi cho mình trong năm 2006 để chuẩn bị cho qúa trình hội nhập kinh tế.
Từ yêu cầu chung của quốc gia, DNTN Phước Chung lập kế hoạch kinh doanh là cần thiết, và nhanh chóng tổ chức lại cơ cấu tổ chức, và đánh giá lại các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Để nhận ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, phát hiện ra cơ hội, nguy cơ để doanh nghiệp nắm bắt và phát triển. Lấy điểm mạnh nắm bắt cơ hội, và xác định hướng đi để doanh nghiệp phát triển đúng hướng hơn. Và tạo tiền đề để Việt Nam thuận lợi hơn trong việc gia nhập WTO. Cho nên, kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006 giúp doanh nghiệp tổ chức lại cơ cấu tổ chức và quản lý tốt hơn đây cũng là nội dung chính của đề tài này.
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho doanh nghiệp tư nhân Phước Chung
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nền kinh tế ngày càng phát triển, lập kế hoạch kinh doanh trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Và mỗi bản kế hoạch kinh doanh đều có mục tiêu khác nhau, tùy theo nhu cầu và mong muốn và thực trạng của doanh nghiệp đó. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, có các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư, và mở rộng qui mô sản xuất, thì mục tiêu của bản kế hoạch nhằm tìm nguồn vốn viện trợ, tìm kiếm đầu tư, để trợ giúp doanh nghiệp hoạt động. Với mục tiêu đó bản kế hoạch phải cung cấp thông tin, các kết quả dự kiến để thuyết phục nhà đầu tư.
Khác với mục tiêu trên, bản kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006, có mục tiêu giúp chủ doanh nghiệp quản lý tốt hơn, và tổ chức lại cơ cấu tổ chức, định hướng cho doanh nghiệp hoạt động trong năm 2006 . Đồng thời, bản kế hoạch này còn giúp doanh nghiệp phát hiện cơ hội, và nguy cơ do môi trường kinh doanh mang lại, và nhận thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra giải pháp để doanh nghiệp, sử dụng điểm mạnh nắm bắt cơ hội, và tránh nguy cơ, khắc phục điểm yếu để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, và giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu với 3 phần lớn: Mở đầu, nội dung, kết luận. Và phần nội dung được chia thành 5 chương:
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương này nêu lên khái niệm kế hoạch kinh doanh là gì, tóm tắt đề tài “ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Bưu Điện Tỉnh An Giang năm 2005”. Và cho thấy điểm giống, và khác nhau của đề tài đang nghiên cứu với đề tài này.
Chương 3: Giới thiệu DNTN Phước Chung
Chương này giới thiệu lịch sử của doanh nghiệp, và các sản phẩm/ dịch vụ chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Chương 4: Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chương này phân tích các yếu tố môi trường nội bộ, môi trường tác nghiệp, môi trường vĩ mô. Và chỉ ra đâu là điểm mạnh cần phát huy, và các cơ hội cần nắm bắt. Đồng thời, phát hiện các nguy cơ cần tránh, và các điểm yếu để hạn chế và khắc phục nó thông qua ma trận SWOT. Từ đó, đề ra các chiến lược phát triển phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, lựa chọn chiến thích hợp với doanh nghiệp, và xác định mục tiêu và các kế hoạch phải thực hiện ngay và các kế hoạch dài hạn.
Chương 5: Xây dựng mục tiêu
Từ các chiến lược được lựa chọn ở chương 4, tiếp tục xây dựng các căn cứ để đề ra các mục tiêu cho phù hợp với các kế hoạch dài hạn và kế hoạch phải thực hiện ngay. Đồng thời, và thông qua các căn cứ đó xác định các mục tiêu dài hạn, và mục tiêu cụ thể định hướng cho doanh nghiệp hoạt động trong năm 2006 và tương lai, từ nhu cầu thị trường, và tình hình kinh tế của tỉnh An Giang.
Chương 6: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006
Để đạt được các mục tiêu ở chương 5, và các kế hoạch đã đề ra được thực
hiện, tiếp tục xây dựng các kế hoạch kinh doanh thích hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp đã được chọn, và chỉ ra những thay đổi trong các kế hoạch: kế hoạch sản xuất và quản lý chất lượng, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị với nhà nước và doanh nghiệp.
Cuối cùng là kết luận.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp gồm các thông tin kinh tế của tỉnh An Giang, thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo được thu thập từ internet, báo chí
Dữ liệu sơ cấp gồm các báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các dự kiến của chủ doanh nghiệp, thu thập từ tổ kế toán và hỏi trực tiếp chủ doanh nghiệp
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được, sẽ xử lý bằng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích đồ thị, biểu đồ, tăng trưởng liên hoàn .
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian tiếp cận doanh nghiệp ngắn, kinh nghiệm thực tế ít, thị trường luôn biến động, và giới hạn cho phép của một bản kế hoạch kinh doanh, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ lập kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm
2006. Và tập trung vào phân tích các yếu tố môi trường, tổ chức lại cơ cấu tổ chức, để phát hiện điểm mạnh, và nắm bắt cơ hội kinh doanh trong thời gian tới. Đồng thời, tránh các nguy cơ và hạn chế điểm yếu cho doanh nghiệp.
6. Lợi ích của lập kế hoạch kinh doanh
Nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh ngày càng gia tăng, cho thấy lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh được nhiều người công nhận. Có thể liệt kê các lợi ích chính khi lập kế hoạch kinh doanh như sau:
Quá trình lập kế hoạch kinh doanh rất có ích, cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của doanh nghiệp, quá trình này yêu cầu các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp phối hợp với nhau, để cùng xem xét, đánh giá và đưa ra các phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc và toàn diện.
Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung các ý tưởng, và đánh giá tính khả thi của các cơ hội triển khai của doanh nghiệp. Ngoài ra, quá trình này còn được xem, là quá trình kiểm tra tính thực tế của các mục tiêu được đề ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất, được xem là công cụ định hướng hoạt động của doanh nghiệp, vì kế hoạch được lập trên cơ sở đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp, dự kiến các hoạt động và các kết quả doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Ngoài ra, có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, có cách phân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải quyết. Qua đó, có thể vận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, khai thác các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm hướng doanh nghiệp tiến tới thành công.
Khi hoàn tất, bản kế hoạch kinh doanh được sử dụng như là một công cụ truyền đạt thông tin nội bộ vì trong đó xác định rõ các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt, nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, cách tổ chức lãnh đạo và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong thực tế, đôi khi doanh nghiệp không cần vay huy động thêm vốn, hoặc doanh nghiệp chỉ là một đơn vị kinh doanh nhỏ, nhưng để đạt hiệu quả trong hoạt động, kế hoạch kinh doanh vẫn được thiết lập. Trong môi trường hoạt động đầy cạnh tranh, các nhà đầu tư không còn xem kinh doanh là việc làm mai rủi và một bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy có thể giúp họ đạt được thành công.
Ngoài ra, một bản kế hoạch sau khi hoàn tất còn là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính của doanh nghiệp.
Tóm lại, dù hoạt động trong lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng sẽ đạt được thành quả cao hơn nếu như xây dựng được một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và sử dụng kế hoạch như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 3329
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 2299
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16