Mã tài liệu: 208995
Số trang: 60
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 723 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
GIỚI THIỆU
1 Cơ sở hình thành đề tài
Trong thời đại ngày nay, để dành được thắng lợi trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần tiếp cận với người mua để nắm chắc nguyện vọng và diễn biến tâm sinh lý của họ, bởi hành vi của người mua không bao giờ đơn giản. Hành vi của người mua bị sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Và sự tham gia của những yếu tố làm chi phối hành vi của người mua lại ngày càng trở nên nhiều hơn, phức tạp hơn, trước những diễn biến không ngừng của đời sống, kinh tế - xã hội.
Công tác tiếp cận không chỉ cần thiết đối với những ngành có mức độ cạnh tranh cao, như các ngành sản xuất dầu gội, may mặc, mỹ phẩm, mà đối với những ngành có mức độ cạnh tranh thấp cũng cần phải quan tâm, nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, củng cố và phát huy vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Ở Việt Nam, trong ngành cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, ngoài sự hiện diện của Petrolimex, là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu lớn nhất tại khâu hạ nguồn (chiếm 60% thị phần), còn có các doanh nghiệp đầu mối khác như: Công ty Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Petro), Công ty Dầu khí Mê Kông (Petro Mê Kông), Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) . Tất cả các công ty này, đều đang có dự định mở rộng quy mô kinh doanh của mình, thông qua việc xây dựng thêm các kho dự trữ, các trạm cung ứng. Cho nên, sắp tới nếu không có những phản ứng kịp thời và đúng lúc, thì thị phần của Petrolimex sẽ rất có khả năng bị giảm xuống.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là nghiên cứu các cách thức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện, trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ (như: tiền bạc, thời gian ) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa. Những hiểu biết về hành vi tiêu dùng thực sự là những giải pháp Marketing như: Ai là người mua? Người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa và dịch vụ như thế nào? Tại sao họ lại mua những hàng hóa và dịch vụ đó? Họ sẽ mua như thế nào? Mua khi nào? và mua ở đâu?
Nhận thấy tầm quan trọng trong công tác nghiên cứu hành vi tiêu dùng, Công ty Xăng dầu An Giang, một trong số những thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), rất muốn có được những thông tin về hành vi của người tiêu dùng nhiên liệu, để góp phần phục vụ cho Công ty và Tổng Công ty trong xây dựng các kế hoạch tiếp thị, thiết lập chiến lược kinh doanh - cải tiến hệ thống dịch vụ bán hàng, mà cụ thể là hành vi của người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy. Do xăng là mặt hàng chủ lực trong hoạt động kinh doanh của Công ty và xe gắn máy là phương tiện được mọi người sử dụng phổ biến nhất, từ thành thị đến nông thôn, nhà nhà - người người đều mong muốn được sở hữu nó, để phục vụ cho nhu cầu đi lại, cho giao thương. Họ đại diện cho những người có mức thu nhập khác nhau, nên những biểu hiện trong hành vi tiêu dùng của họ có thể rất đa dạng.
Bên cạnh đó, Công ty Xăng dầu An Giang cũng muốn biết thêm thông tin về “mức độ nhận biết của người tiêu dùng nhiên liệu đối với thương hiệu Petrolimex”. Vì mức độ nhận biết thương hiệu, nói lên khả năng một khách hàng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu, trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường. Và khi một khách hàng quyết định tiêu dùng một thương hiệu nào đó, thứ nhất họ phải nhận biết được thương hiệu đó. Vậy, với thị phần hiện tại Petrolimex có được, thì mức độ nhận biết của người tiêu dùng về Petrolimex như thế nào? Trước giải phóng, Shell từng là doanh nghiệp có kinh doanh xăng dầu nổi tiếng ở Việt Nam, vì thế trường hợp các cửa hàng xăng dầu treo bảng hiệu quảng cáo các hãng: Shell, Esso, Caltex và sự tồn tại của những Tổng Đại lý Xăng dầu bên dưới, có làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn nhãn hiệu giữa các mặt hàng với nhau không?
Căn cứ vào những cơ sở trên, kết quả của đề tài nghiên cứu: “Hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy và đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex của người tiêu dùng” sẽ rất hữu ích cho Công ty Xăng dầu An Giang.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy.
- Đo lường mức độ nhận biết của người đi xe gắn máy đối với thương hiệu Petrolimex.
- Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng và mức độ nhận biết đối với thương hiệu Petrolimex, có thể xảy ra ở một số biến nhân khẩu như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn
3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy tại trung tâm thành phố Long Xuyên và đo lường mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex. Đề tài được thực hiện thông qua ba bước – nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu sơ bộ lần 2 và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ lần 1 và nghiên cứu sơ bộ lần 2 đều là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi, để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này, sẽ là một bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex. Kế đến là nghiên cứu sơ bộ lần 2, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từ 25 30 người, nhằm kiểm định lại ngôn ngữ, cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn, đồng thời cũng để loại thải những biến không cần thiết.
Cuối cùng, nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng, vẫn dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhưng trên một bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh, với cỡ mẫu từ 150 đến 200. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0.
4 Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả của đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex ở người đi xe gắn máy, không những là nguồn thông tin hữu ích đối với Công ty Xăng dầu An Giang và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam mà còn là nguồn thông tin giúp cho các cửa hàng bán lẻ, các Công ty Xăng dầu khác trong xây dựng các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing và thiết lập chiến lược kinh doanh.
5 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu được chia thành 6 chương:
Chương 1 này đã giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 sẽ tóm tắt sơ lược về lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang, mối quan hệ giữa Công ty với Petrolimex và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ2003 đến 2005.
Chương 3 là chương trình bày các cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình cho vấn đề nghiên cứu.
Chương 4 thực hiện xây dựng bảng câu hỏiphỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex.
Chương 5 trình bày các kết quả của nghiên cứu.
Chương 6 là các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu, các đề xuất đóng góp cho Công ty Xăng dầu An Giang và những vấn đề còn hạn chế của đề tài cần được giải quyết tiếp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1102
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 2266
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16